Câu hỏi: Những loài động vật trong hình 6.1 trang 40 ăn những thức ăn khác nhau, quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của chúng có khác nhau không? Tại sao?
Hướng dẫn trả lời:
Những loài động vật trong hình 6.1 có quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng khác nhau. Vì tùy theo loại thức ăn mà cơ thể có cấu tạo phù hợp để thích nghi với quá trình tiêu hóa thức ăn đó.
Câu 1: Quan sát hình 6.2 trang 40, nêu tên và mô tả các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở người.
Hướng dẫn trả lời:
Giai đoạn 1: Thức ăn được đưa vào miệng
Giai đoạn 2: Thức ăn được vận chuyển, biến đổi cơ học và hóa học
Giai đoạn 3: Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết
Giai đoạn 4: Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào. Tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đó để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống
Giai đoạn 5: Những chất không hấp thụ được đào thải ra ngoài qua hậu môn
Câu 2: Quan sát hình 6.2 trang 40, nêu tên và mô tả các giai đoạn của quá trình dình 6.3 trang 41, hình 6.4 trang 42.
Hướng dẫn trả lời:
Hình thức tiêu hóa ở người: Tiêu hóa ngoại bào
Hình thức tiêu hóa ở bọt biển: Tiêu hóa nội bào
Hình thức tiêu hóa ở thủy tức: Tiêu hóa nội bào kết hợp ngoại bào
Câu 1: Quan sát hình 6.2 trang 40, hình 6.3 trang 41, hình 6.4 trang 42 và mô tả đặc điểm từng giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng 6.1 trang 41.
Hướng dẫn trả lời:
Giai đoạn | Bọt biển | Thủy tức | Người |
Lấy thức ăn | Roi kéo nước qua các sợi hình trụ của cổ áo | Xúc tu có tế bào gai làm tê liệt con mồi, đưa con mồi vào miệng | Thức ăn được đưa vào miệng |
Tiêu hóa thức ăn | Vụn thức ăn dính trong dịch nhầy, thực bào vụn thức ăn | Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn thành những phần tử nhỏ | Biến đổi cơ học và hóa học |
Hấp thụ chất dinh dưỡng | Tế bào cổ áo thực bào, tiêu hóa nhờ không bào hoặc chuyển cho tế bào amip | Tiêu hóa trong không bào tiêu hóa | Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết |
Tổng hợp (đồng hóa) các chất | Tế bào amip tiêu hóa thức ăn và có thể chuyển chất dinh dưỡng cho tế bào khác của cơ thể. | Chất dinh dưỡng được giữ lại ở tế bào | Chất dinh dưỡng được vận chuyển đến tế bào. |
Thải chất cặn bã | Đào thải qua lỗ thoát nước | Đưa ra ngoài qua lỗ miệng | Đào thải ra ngoài qua hậu môn |
Câu 2: Sắp xếp các loài: sán lá, giun đất, gà, cá, chó, bọt biển vào các nhóm: chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa, có ống tiêu hóa.
Hướng dẫn trả lời:
Chưa có cơ quan tiêu hóa: bọt biển
Có túi tiêu hóa: sán lá, giun đất,
Có ống tiêu hóa: gà, chó, cá
Câu 3: Quan sát bảng 6.2 trang 43 và cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.
Hướng dẫn trả lời:
Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành rồi giảm dần khi tuổi về già. Do ở tuổi trưởng thành, quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ. Còn khi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.
Theo giới tính: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở nam thường cao hơn ở nữ. Do nam giới có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn.
Theo tình trạng mang thai: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai. Giải thích: Do phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn để cung cấp cho cơ thể mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Theo hoạt động thể lực: Người hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu năng lượng và các cất dinh dưỡng thấp hơn người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể lực nặng. Do người hoạt động thể lực nặng tiêu hao nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động ở cường độ cao.
Câu 1: Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4 trang 44.
Hướng dẫn trả lời:
Bệnh thường gặp | Triệu chứng | Cách phòng tránh |
Tiêu chảy | Đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần trong 24 giờ. |
|
Táo bón | Số lần đi ngoài < 3 lần mỗi tuần | Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh |
Câu 3: Đề xuất một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình em
Hướng dẫn trả lời:
Ăn đủ 4 nhóm chất gồm đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng
Phối hợp các thức ăn bổ sung đạm từ động vật và thực vật
Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lí
Hạn chế ăn mặn và bổ sung muối iod, ăn nhiều rau củ
Chú ý khi lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm
Uống đủ nước
Câu 4: Tiến hành điều tra về tình trạng béo phù hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường em. Báo cáo kết quả thực hiện dự án: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục
Hướng dẫn trả lời:
Tiêu chí | Bệnh béo phì | Bệnh suy dinh dưỡng |
Nguyên nhân |
|
|
Hậu quả |
| Sụt cân, giảm phát triển trí não, hệ miễn dịch suy yếu |
Biện pháp khắc phục |
|