Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV)
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu các anh hùng dân tộc Việt Nam qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhận diện sự kiện thông qua các hình ảnh lịch sử về thời kì lịch sử thời vua Lê Thánh Tông.
- Các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- HS nhận diện các sự kiện lịch sử thời vua Lê Thánh Tông.
Nhiệm vụ 1: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu các anh hùng dân tộc Việt Nam qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh và ô chữ:
Ô chữ chủ (11 chữ cái): một trong những nhà canh tân cải cách nổi tiéng ở Việt Nam thế kỉ XV.
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, quan sát hình ảnh và lần lượt tìm ra các ô chữ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện lần lượt HS nêu đáp án các ô chữ hàng ngang, ô chữ chủ đề.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1 |
| Q | U | A | N | G | T | R | U | N | G |
|
|
2 |
| L | Ê | T | H | Á | I | T | Ổ |
|
|
|
|
3 | B | Ố | C | Á | I | Đ | Ạ | I | V | Ư | Ơ | N | G |
4 |
|
|
| N | G | Ô | Q | U | Y | Ề | N |
|
|
5 |
|
|
| L | Ê | L | Ợ | I |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
| H | A | I | B | À | T | R | Ư | N | G |
Ô chữ chủ: LÊ THÁNH TÔNG
- GV dẫn dắt HS bước vào nhiệm vụ mới: Sử thần Vũ Quỳnh Triều Lê có lời bình về vua Lê Thánh Tông: “…có thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi theo”. Lời bình ngắn gọn ấy đã khái quát được những nét lớn trong cải cách của vua Lê Thánh Tông. Vậy đó là những cải cách nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong trò chơi sau đây.
Nhiệm vụ 2: Trò chơi “Nhận diện sự kiện”
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Nhận diện sự kiện.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ Có 4 hình ảnh tương ứng 4 sự kiện lịch sử cần nhận diện, thời gian trả lời câu hỏi là 30 giây.
+ Người chiến thắng trả lời đúng sự kiện lịch sử hình ảnh gợi ý.
- GV lần lượt trình chiếu các hình ảnh cần được nhận diện:
Hình 1: Hình ảnh này gợi em nhớ đến công trình kiến trúc nào thời Lê sơ? | Hình 2: Nêu tên bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông. |
Hình 3: Em hãy cho biết tên công trình kiến trúc này. | Hình 4: Văn bia này được vua Lê Thánh Tông cho khắc vào năm 1440. Nêu tên văn bia đó. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát nhanh hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tìm ra đáp án.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện lần lượt 4 HS nêu đáp án cho 4 hình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Hình 1: Bia Tiến sĩ. | Hình 2: Luật Hồng Đức. |
Hình 3: Cặp rồng đá ở Điện Kính Thiên. | Hình 4: Văn bia Quế Lâm. |
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bia Tiến sĩ, Luật Hồng Đức, cặp rồng đá trước điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long)….Các công trình này được tạo dựng thời vua Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, ông được coi là vị vua “khai mở chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược”. Vì sao vua Lê Thánh Tông lại được đánh giá cao như vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Thông (Thế kỉ XV).
Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc ở nhà, sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về nhân vật vua Lê Thánh Tông, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý: - GV trình chiếu hình ảnh và giới thiệu về vua Lê Thánh Thông:
về kinh tế, chính trị, văn hóa; là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi, sáng lập ra hội Tao Đàn gồm 28 vị đại thần khoa bảng + Ông đã mở rộng bờ cõi Đại Việt vào núi Thạch Bị, Đại Lãnh, ban hành Luật Hồng Đức, cho vẽ Hồng Đức bản đồ, đặt lệ dựng bia ghi tên các tiến sĩ ở Văn Miếu. + Ngoài việc trị nước, ông còn là một nhà thơ tài hoa, để lại nhiều tác phẩm văn hóa sáng giá. https://www.youtube.com/watch?v=vx9U26nPMnw GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu, thông tin trong mục 1 SGK tr.67 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS cặp đôi nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách Lê Thánh Tông. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi hoàng đế trong bối cảnh đất nước chưa bước vào khủng hoảng, nhưng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cải cách. → Vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Bối cảnh lịch sử - Về chính trị: + Triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ. + Triều đình có nhiều mâu thuẫn và biến động: · Xuất hiện phe cánh trong triều. · Một bộ phận công thần lộng quyền. - Về kinh tế: + Nền kinh tế sau chiến tranh được phục hồi. + Chế độ ruộng đất tồn tại nhiều hạn chế, bất cập: · Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác. · Nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng. - Về xã hội: · Cường hào lộng hành, quan lại tham ô. · Tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến. → Lê Thánh Tông từng bước tiến hành những chính sách cải cách quan trọng, đặc biệt đối với hệ thống hành chính từ năm 1466. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về nội dung cuộc cải cách
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: Là một vị vua có tài năng xuất chúng trong quản lí, xây dựng đất nước, trong suốt thời kì trị vì, Lê Thánh Tông đã tiến hành cuộc cải cách khá toàn diện. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Hình 1 – 3, tư liệu, thông tin trong mục 2a, 2b SGK tr.68 – 70 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày nội dung cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông về chính trị, kinh tế, văn hóa. + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu cải cách về chính trị. + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu cải cách về kinh tế, văn hóa. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV liên hệ thực tế, vận dụng, tổ chức nhanh cho HS đóng vai và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: + Đóng vai Thượng thư Bộ Hộ đề xuất ý kiến cải cách về kinh tế Đại Việt với vua Lê Thánh Tông. + Đóng vai Thượng thư Bộ Hình tư vấn với vua Lê Thánh Tông về việc soạn thảo bộ Quốc triều hình luật. + Đóng vai Thượng thư Bộ Lễ em đề xuất với vua Lê Thánh Tông đề ra các chính sách/biện pháp phát triển giáo dục. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm nêu những nội dung cơ bản trong cải cách của Lê Thánh Tông theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu 2 nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhằm tăng cường sự kiểm soát, chỉ đạo của hoàng đế đối với triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Nội dung cải cách Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. | ||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH VỀ CUỘC CẢI CÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác