Soạn mới giáo án Hóa học 11 cánh diều bài 16: Alcohol

Soạn mới Giáo án hóa học 11 cánh diều bài Alcohol. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: ALCOHOL

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol và ethanol.
  • Công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế của một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường của một vài alcohol thường gặp
  • Đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng của nhiệt độ sôi, độ tan trong nước), ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol.
  • Tính chất hóa học của alcohol: phản ứng thế nguyên tử của nhóm -OH (phản ứng chung của R–OH, phản ứng riêng của polyalcohol); phản ứng tạo thành alkene hoặc ether; phản ứng oxi hóa alcohol bậc một, bậc hai thành aldehyde, ketone bằng CuO; phản ứng đốt cháy; thí nghiệm đốt cháy ethanol, thí nghiệm glycerol tác dụng với copper (II) hydroxide
  • Ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn
  • Phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hydrate hóa ethylene, lên men tinh bột; điều chế glycerol từ propylene
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu trúc có nhóm hydroxy, cách gọi tên alcohol, những đặc điểm vật lí, tính chất hóa học, sự phổ biến của alcohol trong nhiều lĩnh vực và cách điều chế.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về cấu trúc, danh pháp, tính chất của alcohol, các ứng dụng trong thực tiễn; Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm alcohol, công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở ; Khái niệm về bậc của alcohol; Đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol; Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường của một vài alcohol thường gặp ; Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol, giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol; Trình bày được tính chất hóa học, ứng dụng của alcohol; tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; Trình bày được phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hợp nước của ethylene, lên men tinh bột; Điều chế glycerol từ propylene.    
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được các thí nghiệm đốt cháy ethanol, glycerol tác dụng với copper(II) hydroxide; Mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của alcohol.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được ứng dụng của alcohol trong đời sống, sản xuất, y tế, dược phẩm, mĩ phẩm,... giải thích được nguyên nhân để vận dụng những ứng dụng đó vào thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 Chất X có trong thành phần của bia. Nếu lạm dụng, chất X là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội như gây tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bệnh tật,... Chất X là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Từ xa xưa con người đã biết lên men các loại ngũ cốc, hoa quả để tạo ra các đồ uống có cồn (có chứa ethanol – một alcohol quen thuộc). Ngày nay, alcohol được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm dung môi, nguyên liệu hóa học, nguyên liệu, xăng sinh học,... Vậy alcohol là gì và có những tính chất đặc trưng nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nayBài 16: Alcohol

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và danh pháp alcohol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol; viết được CTCT, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục I; trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 108.
  3. Sản phẩm học tập: Các nội dung kiến thức: khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; viết CTCT, gọi tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản; Câu trả lời cho Câu hỏi 1 SGK trang 108.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm

- GV yêu cầu HS:

+ Nêu nêu lại công thức một số alcohol mà HS đã học (Ví dụ: C2H5OH)

+ Nhận xét về cấu tạo của alcohol, nhóm chức đặc trưng của alcohol và rút ra khái niệm về alcohol

- GV cho HS thảo luận trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 108:

1. Cho các chất A, B, C, D E có công thức cấu tạo như sau:

CH3-CH2-OH (A)

CH2=CH-CH2-OH (B)

 (C)

 (D)              (E)

a) Hãy nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của các chất trên

b) Hợp chất E có phải alcohol không?

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tìm hiểu nội dung kiến thức SGK trang 108 và thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nêu cách phân loại alcohol? Cho ví dụ.

+ Bậc của alcohol là gì? Cho ví dụ

+ Từ methyl alcohol và ethyl alcohol, hãy viết công thức chung của alcohol no, đơn chức, mạch hở.

* Danh pháp

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK trang 109 và thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Cho biết cách xác định mạch carbon chính và thứ tự của các nguyên tử carbon trong phân tử alcohol

+ Rút ra cách gọi tên alcohol theo danh pháp thay thế và thông thường của alcohol.

+ Gọi tên theo danh pháp thay thế các alcohol dưới đây:

 

+ Gọi tên thông thường các alcohol dưới đây:

CH2=CH-CH2-OH

C6H5-CH2-OH

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu mục I; trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 108.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận; Câu trả lời về Câu hỏi 1 SGK trang 108.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm và danh pháp của alcohol.  

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

 Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxy (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.

Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 108:

a) Trong phân tử các chất trên có chứa một hay nhiều nhóm (-OH)

b) Hợp chất E không phải alcohol

 Alcohol được phân loại theo nhiều cách khác nhau:

- Theo liên kết carbon:

+ Alcohol no: CH3CH2OH,

+ Alcohol không no: CH2=CH-CH2-OH

+ Alcohol thơm:

- Theo số nhóm chức hydroxy:

+ Monoalcohol: CH3OH

+ Polyalcohol: HOCH2CH2OH

 Bậc của alcohol (bậc một, bậc hai và bậc ba) chính là bậc của nguyên tử carbon

Ví dụ:

+ Alcohol bậc một: CH3-CH2-CH2-OH

+ Alcohol bậc hai:

+ Alcohol bậc ba:

 Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+1OH (n  1)

2. Danh pháp

- Tên thay thế: Nhóm hydroxy là nhóm thế gắn vào mạch chính của hydrocarbon. Đánh số thứ tự nguyên tử carbon trong mạch chính sao cho vị trí của nguyên tử carbon liên kết với nhóm hydroxy là nhỏ nhất.

+ Tên của monoalcohol:

Tên hydrocarbon (bỏ e) – số chỉ vị trí nhóm –OH – ol 

Ví dụ:

  butan-2-ol

+ Tên của polyalcohol:

Tên hydrocarbon – số chỉ vị trí nhóm –OH – từ chỉ số lượng nhóm –OH (di, tri,...) ol  

 butan-1,3-diol

+ Tên thông thường:

  isobutyl alcohol

CH2=CH-CH2-OH allyl alcohol

 ethylene glycol

C6H5-CH2-OH benzyl alcohol

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của alcohol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng biến đổi về nhiệt độ sôi, độ tan trong nước), giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục II SGK trang 110; thực hiện các nhiệm vụ được giao; trả lời Luyện tập 3, 4 SGK trang 110.
  3. Sản phẩm học tập: Kiến thức về tính chất vật lí của dẫn xuất alcohol; Câu trả lời cho Luyện tập 3, 4 SGK trang 110.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhóm đôi quan sát bảng 16.1, thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Giải thích tại sao các alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon hoặc dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đương?

+ Tìm hiểu quy luật về sự phụ thuộc của phân tử khối alcohol đến nhiệt độ sôi và tính tan

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Luyện tập 3, 4 SGK trang 110:

3. Vì sao ethanol có khả năng tan vô hạn trong nước?

4. Cho các chất có công thức C2H6, C2H5Cl, C2H5OH, C6H5CH2OH và nhiệt độ sôi của chúng (không theo thứ tự) là 78,3 oC ; -88,6 oC ; 12,3 oC ; 205,0 oC. Hãy dự đoán nhiệt độ sôi tương ứng với mỗi chất trên. Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu tính chất vật lí của alcohol; thực hiện các nhiệm vụ được giao; trả lời Luyện tập 3, 4 SGK trang 110.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận; Câu trả lời Luyện tập 3, 4 SGK trang 110

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tính chất vật lí của alcohol.

II. Tính chất vật lí

- Do tạo được liên kết hydrogen liên phân tử nên các alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon hoặc dẫn xuất halogen có phân tử khối tương đương

- Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các alcohol tăng dần khi phân tử khối tăng

- Khi nguyên tử carbon tăng lên thì độ tan của alcohol trong nước giảm dần

Trả lời Luyện tập 3, 4 SGK trang 110:

3.

 Ethanol có khả năng tan vô hạn trong nước vì phân tử ethanol có thể tạo liên kết hydrogen với nước

4.

Hợp chất

Nhiệt độ sôi

C2H6

-88,6 oC

C2H5Cl

12,3 oC

C2H5OH

78,3 oC

C6H5CH2OH

205,0 oC

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của alcohol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tính chất hóa học của alcohol: phản ứng thế nguyên tử của nhóm -OH (phản ứng chung của R–OH, phản ứng riêng của polyalcohol); phản ứng tạo thành alkene hoặc ether; phản ứng oxi hóa alcohol bậc một, bậc hai thành aldehyde, ketone bằng CuO; phản ứng đốt cháy; Thực hiện thí nghiệm đốt cháy ethanol, thí nghiệm glycerol tác dụng với copper (II) hydroxide
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục III SGK trang 111 – 112, quan sát video thí nghiệm sodium phản ứng với ethyl alcohol, thực hiện thí nghiệm 1, 2; trả lời Luyện tập 5, 6 SGK trang 111.
  3. Sản phẩm học tập: Kiến thức về tính chất hóa học của alcohol; Kết quả thực hiện thí nghiệm 1, 2; Kết quả hoàn thành Luyện tập 5, 6 SGK trang 111.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong nhóm – OH

- GV yêu cầu HS xem video thí nghiệm sodium phản ứng với ethyl alcohol và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nêu hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH minh họa

+ Hoàn thành PTHH các phản ứng:

(1) ROH + Na  …..

(ROH + Na  RONa)

(2)

(3) R(OH)n + Na  …..

(R(OH)n + Na  R(ONa)n)

* Phản ứng thế nhóm – OH tạo ether

- GV giới thiệu: Các alcohol bậc I khi đun nóng với H2SO4 thì có thể thu được ether.

- GV cho HS tìm hiểu nội dung mục III.2 SGK trang 111, yêu cầu HS: Biểu diễn lại phản ứng tách 1 phân tử nước từ 2 phân tử ethyl alcohol, cho biết trong phản ứng tạo thành ether của alcohol, liên kết nào trong nhóm chức bị phá vỡ? (Trong phản ứng này, đồng thời cả hai liên kết C–O và O–H bị phá vỡ)

- GV lưu ý HS: Với các alcohol bậc II, III thì chủ yếu bị tách nước tạo thành alkene

- GV cho HS thảo luận trả lời Luyện tập 5 SGK trang 111: Đun hỗn hợp methanol và ethanol với dung dịch sulfuric acid đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được những ether nào? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

* Phản ứng tách H2O tạo alkene

- GV yêu cầu HS viết PTHH phản ứng tách hydrogen halide của 2-bromobutane.

- GV: Phản ứng tách nước tạo alkene của alcohol có quá trình tách, hướng tách tương tự phản ứng tách hydrogen halide của dẫn xuất halogen (cũng tuân theo quy tắc tách Zaitsev)

- GV yêu cầu HS viết PTHH phản ứng tách nước của ethanol, nêu điều kiện xảy ra phản ứng.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Luyện tập 6 SGK trang 111: So sánh alkene sinh ra khi đun propan-1-ol và propan-2-ol với dung dịch sulfuric acid đặc ở nhiệt độ thích hợp. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

* Phản ứng oxi hóa

Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

- GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ dụng cụ và hóa chất: Cồn 96o, đĩa sứ hoặc bát sứ, que đóm, diêm hoặc bật lửa

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành Thí nghiệm 1. Đốt cháy ethyl alcohol: Nhỏ khoảng 1 – 2 mL cồn vào đĩa sứ hoặc bát sứ. Dùng que đóm châm lửa rồi tiến hành đốt cồn trong dầu.

- GV lưu ý HS chú ý an toàn: Do ethanol có thể cháy lan rộng nên không được lấy quá nhiều cồn, không được đốt trực tiếp cồn bằng diêm hoặc bật lửa

- GV yêu cầu HS: Quan sát, viết phương trình hóa học và giải thích hiện tượng xảy ra.

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục III.4b và cho biết: Alcohol bậc mấy bị oxi hóa bằng CuO? Sản phẩm tạo thành là gì? Viết PTHH minh họa

Phản ứng riêng của glycerol

- GV phát cho các nhóm bộ dụng cụ và hóa chất Thí nghiệm 2. Hòa tan copper (II) hydroxide bằng glycerol: Dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 20% ethanol, glycerol, ống nghiệm

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị hai ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch copper (II) sulfate 5% và 1 mL dung dịch sodium hydroxide 20%, lắc nhẹ. Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất 3 – 4 giọt ethanol, vào ống nghiệm thứ hai 3 – 4 giọt glycerol. Lắc nhẹ cả hai ống nghiệm

- GV lưu ý HS: Để tránh việc thêm dung dịch glycerol đến đầy ống nghiệm vẫn chưa hòa tan hết copper(II) hydroxide, cần dùng ít dung dịch CuSO4; để màu dung dịch đẹp, đúng là màu xanh lam, cần dùng dung dịch NaOH trong bước điều chế Cu(OH)2.

- GV yêu cầu các nhóm:

+ Mô tả hiện tượng và giải thích

+ Trả lời câu hỏi: Polyalcohol có hai nhóm hydroxy liền kề có phản ứng hòa tan copper(II) hydroxide tương tự như glycerol hay không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc mục III SGK trang 111 – 112, quan sát video thí nghiệm sodium phản ứng với ethyl alcohol, thực hiện thí nghiệm 1, 2; trả lời Luyện tập 5, 6 SGK trang 111.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, kết quả thực hiện thí nghiệm, kết quả hoàn thành Luyện tập 5, 6 SGK trang 111.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tính chất hóa học của alcohol

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thế nguyên tử hydrogen trong nhóm – OH

 Khi cho một mẩu sodium vào ống nghiệm có chứa ethyl alcohol thì thấy phản ứng xảy ra, giải phóng ra khí hydrogen:

2C2H5–OH + 2Na  2C2H5–ONa + H2

2. Phản ứng thế nhóm – OH tạo ether

C2H5O–H + HO–C2H5  C2H5OC2H5 + H2O

Trả lời Luyện tập 5 SGK trang 111:

+) 2CH3OH  CH3OCH3 + H2O

+) 2C2H5OH  C2H5OC2H5 + H2O

+) CH3OH + C2H5OH  CH3OC2H5 + H2O

Vậy đun hỗn hợp methanol và ethanol với dung dịch sulfuric acid đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được những ether sau: CH3OCH3; C2H5OC2H5; CH3OC2H5

3. Phản ứng tách H2O tạo alkene

H–CH2–CH2–OH  CH2=CH2 + H2O

Trả lời Luyện tập 6 SGK trang 111:

 Khi đun propan-1-ol và propan-2-ol với dung dịch sulfuric acid đặc ở nhiệt độ thích hợp đều thu được cùng một alkene.

+) CH3-CH2-CH2-OH  CH3-CH=CH2 + H2O

+) CH3-CH(OH)-CH3  CH2=CH-CH3 = H2O

4. Phản ứng oxi hóa

a) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

Thí nghiệm 1. Đốt cháy ethyl alcohol

- Hiện tượng: Ethanol cháy mạnh trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

- Phương trình hóa học:

C2H5OH (l) + 3O2(g)  2CO2(g) + 3H2O(g)

b) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- Alcohol bậc một bị oxi hóa bằng CuO sinh ra aldehyde

CH3-CH2-OH + CuO  CH3-CH=O + Cu + H2O

- Alcohol bậc hai bị oxi hóa sinh ra ketone

- Alcohol bậc ba không bị oxi hóa

5. Phản ứng riêng của glycerol

Thí nghiệm 2. Hòa tan copper (II) hydroxide bằng glycerol

- Hiện tượng:

+ Sau khi nhỏ vào ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch copper(II) sulfate 5% và 1 mL dung dịch sodium hydroxide 20%, lắc nhẹ thấy có kết tủa xanh xuất hiện.

+ Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất 3 – 4 giọt ethanol, lắc nhẹ không thấy có hiện tượng gì xuất hiện.

+ Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm thứ hai 3 – 4 giọt glycerol, lắc nhẹ không có hiện tượng gì xuất hiện

+ Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm thứ hai 3 – 4 giọt glycerol, lắc nhẹ thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch có màu xanh lam đặc trưng

- Giải thích hiện tượng bằng phương trình hóa học:

CuSO4(aq) + 2NaOH(aq)  Cu(OH)2(s) + Na2SO4(aq)

C2H5OH + Cu(OH)2  không phản ứng

- Các polyalcohol có hai nhóm hydroxy liền kề như ethylene glycol cũng có phản ứng hòa tan copper(II) hydroxide tương tự như glycerol.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế alcohol.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ứng dụng và phương pháp điều chế alcohol.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục IV SGK trang 113, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trả lời Luyện tập 8 SGK trang 114.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời về các ứng dụng của alcohol, phương pháp điều chế ethanol; Kết quả thực hiện Luyện tập 8 SGK trang 114.
Soạn mới giáo án Hóa học 11 cánh diều bài 16: Alcohol

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 cánh diều mới, soạn giáo án hóa học 11 cánh diều bài Alcohol, giáo án hóa học 11 cánh diều

Soạn giáo án hóa học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay