Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
BÀI 1. BÀI TOÁN QUẢN LÍ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực tin học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Có một số cụm từ mà em đã từng nghe và có thể em đã từng dùng, ví dụ: “Quản lí học sinh”, “Quản lí nhân sự”, “Quản lí chi tiêu cá nhân”,... Theo em, việc quản lí có liên quan đến việc lưu trữ và xử lí dữ liệu không? Hãy nêu một số việc em đã làm để quản lí một hoạt động nào đó của mình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để quản lí kết quả học tập, như quản lí điểm của từng môn học bao gồm điểm đánh giá (ĐĐG) thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì,... Hoạt động này cần lưu trữ dữ liệu. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự cần thiết của việc lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin cho bài toán quản lí. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề F - Bài 1. Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu.
Hoạt động 1: Bài toán quản lí
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 47, trả lời các câu hỏi: + Việc quản lí một tổ chức gắn liền với những dữ liệu như thế nào? + Lấy ví dụ minh họa - GV lưu ý HS: Thông tin không chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu thông tin mục 1, thảo luận nhận biết nhu cầu lưu trữ dữ liệu cho bài toán quản lí. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Bài toán quản lí - Việc quản lí một tổ chức gắn liền với những dữ liệu phản ánh thông tin về hoạt động của tổ chức đó. - Ví dụ: Dựa trên kết quả học tập của lớp mà giáo viên có thể đề xuất với nhà trường danh sách những em tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học. Thông tin dùng trong bài toán quản lí phải chính xác, kết quả xử lí thông tin phải đáng tin cậy.
|
Hoạt động 2: Xử lí thông tin trong bài toán quản lí
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu: Xử lí thông tin trong bài toán quản lí bao gồm: tạo lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu và khai thác thông tin. * Tạo lập hồ sơ - GV cho HS đọc hiểu thông tin mục 2a, quan sát Bảng 1 SGK trang 48, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Để phản ánh đúng thực tế, dữ liệu trong bảng phải như thế nào? (phải đầy đủ so với yêu cầu quản lí) + Ví dụ, muốn quản lí thông tin mỗi học sinh đã là đoàn viên hay chưa, bảng hồ sơ của lớp cần có thêm thông tin gì? (thêm thông tin là đoàn viên hay chưa) Nếu sĩ số lớp là 45 thì bảng phải có bao nhiêu hàng dữ liệu? (45 hàng dữ liệu) + Ví dụ, có thể có hai hàng trong bảng hoàn toàn giống nhau ở họ tên, ngày sinh và địa chỉ không? (không thể) Tại sao? (vì hoặc đó là dư thừa dữ liệu hoặc không phân biệt được chính xác điểm của mỗi bạn trong hai bạn trùng tên đó) - GV cho HS rút ra kết luận về tính đầy đủ và tính đúng đắn khi tạo lập hồ sơ. * Cập nhật dữ liệu - GV yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu mục 2b, cho biết: Dữ liệu được lưu trữ cần được cập nhật để làm gì? (để phản ánh kịp thời những thay đổi diễn ra trên thực tế) - GV giới thiệu các kiểu cập nhật dữ liệu (thêm, xóa, sửa). GV yêu cầu HS xác định các kiểu cập nhật dữ liệu trong ví dụ sau: Trong quản lí học tập của một lớp ở Bảng 1 có các thay đổi sau: + Học sinh Hoàng Giang vừa chuyển nhà về địa chỉ “20 Chùa Bộc” (cần sửa đổi dữ liệu tương ứng, dữ liệu “27 Lò Sũ” không còn đúng nữa) + Học sinh Trần Anh Tuấn mới chuyển đến lớp (cần thêm một hàng mới ghi dữ liệu cho học sinh Trần Anh Tuấn) + Học sinh Nguyễn Thị Hà đã chuyển trường do bố mẹ chuyển công tác về tỉnh khác (cần xóa dữ liệu của học sinh Nguyễn Thị Hà) - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các thao tác cập nhật dữ liệu * Khai thác thông tin - GV cho HS tìm hiểu mục 2c SGK trang 49, trả lời các câu hỏi sau: + Mục đích của việc lưu trữ và cập nhật dữ liệu là gì? (để khai thác thông tin, phục vụ cho việc điều hành công việc và ra quyết định của người quản lí) + Kể tên một số việc khai thác thông tin thường gặp? (một số việc khai thác thông tin thường gặp là: tìm kiếm dữ liệu, thống kê, lập báo cáo) - GV cho HS rút ra kết luận về khai thác thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trang 48 – 49, thảo luận trình bày về tạo lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu và khai thác thông tin. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 2. Xử lí thông tin trong bài toán quản lí a) Tạo lập hồ sơ Khi tạo lập hồ sơ cho mỗi bài toán quản lí, phải xác định đầy đủ những dữ liệu cần được lưu trữ, đồng thời dữ liệu nhập vào phải chính xác. b) Cập nhật dữ liệu Cập nhật dữ liệu gồm các thao tác: thêm, sửa, xóa dữ liệu. Toàn bộ dữ liệu sau mỗi lần cập nhật cũng phải thỏa mãn tính đầy đủ và chính xác c) Khai thác thông tin Khai thác thông tin là để phục vụ kịp thời cho công tác quản lí. Do vậy, việc xử lí dữ liệu trong hồ sơ phải nhanh chóng, chính xác và thông tin kết xuất ra phải ở dạng dễ hiểu.
|
Hoạt động 3: Cơ sở dữ liệu và phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận trả lời Hoạt động SGK trang 49: Theo em, có nên dùng phần mềm soạn thảo văn bản hay phần mềm bảng tính để tạo lập hồ sơ, cập nhật và khai thác thông tin trong hồ sơ phục vụ công tác quản lí của một tổ chức hay không? Vì sao? - GV đặt câu hỏi để gợi ý HS trả lời Hoạt động: Nếu dùng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo lập, lưu trữ hồ sơ thì có thuận tiện trong tổng hợp thống kê số liệu không? - GV cho HS tìm hiểu thông tin mục 3 SGK trang 49, 50 và trình bày lại khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị CSDL - GV minh họa, giới thiệu một vài ví dụ về CSDL: CSDL tài khoản ngân hàng (CCCD, Họ và tên chủ tài khoản, Số tài khoản, Ngày giao dịch, loại giao dịch (gửi tiền vào hay lấy tiền ra), Số tiền); CSDL bán hàng (Ngày giao dịch, Loại giao dịch nhập hay xuất), Mã hàng hóa, Tên hàng hóa, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá),... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 3, trả lời Hoạt động SGK trang 49, tìm hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị CSDL - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời Hoạt động SGK trang 49; khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ quản trị CSDL. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Cơ sở dữ liệu và phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Hoạt động: Không nên dùng phần mềm soạn thảo văn bản hay phần mềm bảng tính để tạo lập hồ sơ, cập nhật và khai thác thông tin trong hồ sơ phục vụ công tác quản lí của một tổ chức vì những phần mềm này không thể lưu được những dữ liệu có dung lượng lớn - Cơ sở dữ liệu: tập hợp dữ liệu được tổ chức sao cho máy tính có thể lưu trữ, truy cập, cập nhật và xử lí để phục vụ cho hoạt động của một đơn vị nào đó. - Hệ quản trị CSDL: phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác dữ liệu của CSDL.
|
Hoạt động 4: Thực hành tìm hiểu các yêu cầu của một bài toán quản lí và CSDL phục vụ bài toán đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung thực hành SGK trang 50 – 51: a) Mô tả hoạt động của thư viện + Cho mượn sách hoặc trả sách như thế nào? + Căn cứ vào đâu để biết ai đã mượn, trả sách gì? + Căn cứ vào đâu để biết một quyển sách cụ thể đã được cho mượn và chưa được trả lại? b) Liệt kê những dữ liệu cần có trong CSDL + Với người đọc, cần quản lí thông tin gì? + Với sách cho mượn, cần quản lí thông tin gì? c) Nêu ví dụ Nêu thêm ít nhất hai ví dụ cho mỗi công việc sau đây: + Cập nhật dữ liệu (cho CSDL) + Tìm kiếm dữ liệu + Thống kê và báo cáo Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận thực hiện các yêu cầu thực hành mục 4 SGK trang 50 – 51. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 4. Thực hành tìm hiểu các yêu cầu của một bài toán a) Mô tả hoạt động của thư viện - Cho mượn sách, trả sách - Căn cứ vào dữ liệu “Mượn sách” để biết ai đã mượn sách - Căn cứ vào dữ liệu “Trả sách” để biết ai đã trả sách - Căn cứ vào “Thông tin sách” để biết 1 quyển sách cụ thể đã được cho mượn và chưa được trả lại b) Liệt kê những dữ liệu cần có trong CSDL - Với người đọc, cần quản lí thông tin trên thẻ thư viện: Số thẻ thư viện, họ tên, địa chỉ - Với sách cho mượn, cần quản lí thông tin về quyển sách: Mã sách, tên sách, tác giả,... c) Nêu ví dụ - Cập nhật dữ liệu (CSDL) Ví dụ 1: Khi có thêm một học sinh làm thẻ thư viện, cần bổ sung một số thông tin của học sinh này vào CSDL Ví dụ 2: Khi có thêm sách mới, cần cập nhật thông tin của sách như: tên sách, tác giả, năm xuất bản, sơ lược nội dung,... - Tìm kiếm dữ liệu Ví dụ 1: Tìm kiếm trong thư viện có sách “tôi tài giỏi bạn cũng thế” không? Ví dụ 2: Tìm kiếm xem người đọc có mã thẻ thư viện đang mượn sách gì? - Thống kê và báo cáo Ví dụ 1: Xác định trong thư viện có bao nhiêu quyển sách về Tin học (giả sử sách về Tin học sẽ có hai chữ cái đầu trong mã sách là TH) Ví dụ 2: Xác định số lượt mượn sách trong tháng |
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: