Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4. CÁC BIỂU MẪU CHO XEM VÀ CẬP NHẬT DỮ LIỆU
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực tin học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Khi nhập dữ liệu vào một bảng của CSDL quan hệ, theo em có thể gặp những lỗi nào? Em hãy cho ví dụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việc nhập dữ liệu cần đảm bảo các ràng buộc toàn vẹn (ràng buộc khóa, ràng buộc khóa ngoài, ràng buộc về miền giá trị). Làm thế nào để giảm bớt sai nhầm khi nhập dữ liệu (tránh vi phạm ràng buộc toàn vẹn)? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được vấn đề này. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 4. Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu
Hoạt động 1: Khái niệm và chức năng của biểu mẫu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Chức năng của biểu mẫu - GV giới thiệu về biểu mẫu: Để giao diện tương tác với CSDL sao cho giảm bớt sai nhầm khi nhập dữ liệu (tránh vi phạm ràng buộc toàn vẹn), phù hợp với từng nhóm người dùng khác nhau về mục đích sử dụng CSDL, các hệ quản trị CSDL cung cấp công cụ tạo biểu mẫu tự động và cho phép người dùng chỉnh sửa. - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục 1a SGK trang 62 và nêu chức năng của biểu mẫu * Tạo biểu mẫu - GV cho HS đọc nội dung 1b, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Những ứng dụng CSDL đơn giản sử dụng các biểu mẫu như thế nào? + Những ứng dụng CSDL lớn, phức tạp sử dụng các biểu mẫu như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 62, thực hiện các nhiệm vụ được giao - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Khái niệm và chức năng của biểu mẫu a) Chức năng của biểu mẫu Biểu mẫu được thiết kế nhằm các mục đích sau: - Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng phù hợp để xem - Cung cấp một khuôn dạng thuận tiện để nhập và sửa dữ liệu - Cung cấp các nút lệnh để người dùng có thể sử dụng, thông qua đó thực hiện một số thao tác dữ liệu. b) Tạo biểu mẫu - Những ứng dụng CSDL đơn giản sử dụng các biểu mẫu được tạo ra bằng công cụ thiết kế biểu mẫu tự động - Những ứng dụng CSDL lớn và phức tạp, (thường là những phần mềm được xây dựng trên nền hệ quản trị CSDL), các biểu mẫu như một thành phần của phần mềm ứng dụng được tạo ra nhờ một ngôn ngữ lập trình.
|
Hoạt động 2: Biểu mẫu cho xem dữ liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trang 63, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Biểu mẫu cho xem dữ liệu có cho người xem sửa đổi dữ liệu không? + Biểu mẫu cho xem dữ liệu được thiết kế để làm gì? - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 và 2 SGK trang 63, trình bày lại hai biểu mẫu minh họa trong các đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 63 và thực hiện các nhiệm vụ được giao. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 2. Biểu mẫu cho xem dữ liệu - Biểu mẫu cho xem dữ liệu không cho người xem sửa đổi dữ liệu - Biểu mẫu cho xem dữ liệu được thiết kế để hỗ trợ những nhóm người dùng tra cứu thông tin của CSDL trong phạm vi được phép: + Biểu mẫu chỉ hiển thị dữ liệu người dùng cần hoặc phần dữ liệu được phép xem. Có thể thiết kế biểu mẫu hiển thị một phần của dữ liệu trong bảng + Biểu mẫu hiển thị các bản ghi theo thứ tự sắp xếp của một trường nào đó + Biểu mẫu cho xem dữ liệu được lọc theo một tiêu chí nào đó và có thể lọc dần nhiều bước. |
Hoạt động 3: Biểu mẫu cho cập nhật dữ liệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Hoạt động SGK trang 64: Theo em, có những bất lợi nào trong việc mở một bảng của CSDL quan hệ rồi trực tiếp cập nhật dữ liệu (thêm bản ghi, sửa các bản ghi trong đó)? - GV yêu cầu HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 64 và trả lời các câu hỏi sau: + Biểu mẫu cho cập nhật dữ liệu có cho phép sửa đổi không? + Biểu mẫu cho cập nhật dữ liệu có những đặc điểm gì? - GV cho HS quan sát các Hình 3, Hình 4a, Hình 4b, yêu cầu HS đọc hiểu rồi trình bày lại Ví dụ 1 và Ví dụ 2 SGK trang 64. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 64; trả lời Hoạt động SGK trang 64 và thực hiện các nhiệm vụ được giao - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả về Hoạt động SGK trang 64; trình bày kết quả thảo luận - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 3. Biểu mẫu cho cập nhật dữ liệu - Hoạt động: Việc trực tiếp nhập dữ liệu ở bảng sẽ có những nguy cơ sai nhầm và giao diện có bố cục không thuận tiện - Biểu mẫu cho cập nhật dữ liệu có các ô nhập dữ liệu còn để trống hoặc chứa dữ liệu đã cho nhưng cho phép sửa đổi. - Biểu mẫu cho cập nhật dữ liệu giúp việc cập nhật dữ liệu được tiện lợi hơn, hạn chế những sai nhầm khi cập nhật: + Tránh được các cập nhật vi phạm ràng buộc toàn vẹn như ràng buộc khóa, ràng buộc khóa ngoài + Tránh được các cập nhật vi phạm ràng buộc miền giá trị, tức là không đưa vào giá trị nằm ngoài tập giá trị được chấp nhận. - Ví dụ 1 (SGK trang 64) - Ví dụ 2 (SGK trang 64) |
Hoạt động 4: Thực hành tạo biểu mẫu và cập nhật dữ liệu
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác