Ôn tập kiến thức Tin học 10 KNTT bài 1: Thông tin và xử lí thông tin

Ôn tập kiến thức Tin học 10 kết nối tri thức bài 1: Thông tin và xử lí thông tin. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN (2 TIẾT)

I. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

a) Quá trình xử lí thông tin

- Máy tính không tự nhận thức được mà chỉ là công cụ hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức.

- Quá trình xử lí thông tin của máy tính:

  • Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu.
  • Bước 2: Xử lí dữ liệu.
  • Bước 3: Đưa ra kết quả.

b) Phân biệt dữ liệu và thông tin

- Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.

- Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối. Cùng một thông tin có thể được thể hiện bởi nhiều loại dữ liệu khác nhau. Ngược lại một dữ liệu có thể mang nhiều thông tin khác nhau.

- Với vai trò là ý nghĩa, thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được.

Thực hành 1:

Ví dụ về thông tin có nhiều cách thể hiện dữ liệu khác nhau như: biển báo bệnh viện có thể ghi rõ, “không dùng còi” bằng văn bản hoặc dùng hình ảnh .

Thực hành 2:

Ví dụ về tính toàn vẹn của thông tin:

Trong một trận bóng đá, một số áo có thể liên quan đến hai cầu thủ, một màu áo có thể liên quan tới 10 cầu thủ. Tính toàn vẹn của thông tin cầu thủ xác định bởi hai dữ liệu số áo và màu áo, chỉ một dữ liệu không đủ để xác định cầu thủ.

II. ĐƠN VỊ LƯU TRỮ DỮ LIỆU

- Máy tính tổ chức lưu trữ và truy cập dữ liệu không theo từng bit mà theo nhóm bit. Byte là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà máy tính truy cập được. Một byte gồm 8 bit.

- Các máy tính ngày nay đều tổ chức bộ nhớ trong thành những đơn vị lưu trữ có độ dài bằng bội của byte như 2, 4, 8 byte.

Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210 = 1024 lần.

Thực hành 1: Đáp án B

Thực hành 2:

Đổi ra đơn vị KB

a) 3 MB = 3072 KB
b) 2 GB = 2 . 10242 KB = 2 097 152 KB.
c) 2048 B = 2 KB.

III. LƯU TRỮ, XỬ LÍ VÀ TRUYỀN THÔNG BẰNG THIẾT BỊ SỐ

Thiết bị số có ưu điểm:

  • Giúp xử lí thông tin rất nhanh với độ chính xác cao và có thể làm việc liên tục.
  • Có khả năng lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng.
  • Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn.
  • Giúp thực hiện tự động nhiều công việc một cách chính xác, chi phí thấp và tiện lợi.

Thực hành 1:

So sánh:

- Gửi thư điện tử rất nhanh, chỉ cần vài giây đến vài chục giây.

- Thư điện tử có thể kèm theo dữ liệu lớn.

- Có thể gửi một thư điện tử đồng thời tới nhiều người.

- Thư được lưu, có thể tìm và đọc dễ dàng.

Thực hành 2:

Nếu khối lượng dữ liệu trung bình của một cuốn sách là 50 MB thì khối lượng dữ liệu của 2000 cuốn là khoảng 100 000 MB chưa đến 100GB, chưa bằng nửa sức chứa của một thẻ nhớ 256 GB.

IV. LUYỆN TẬP

  • Luyện tập 1:

Một vài thông tin có thể rút ra từ dữ liệu HS :

- Xếp loại học lực của HS theo bốn mức : tốt, khá, đạt và chưa đạt.

- Phổ điểm để đánh giá độ phù hợp của đề thi với trình độ của thí sinh.

  • Luyện tập 2:

Độ lớn trung bình của các ảnh là 9 782 KB.

Số ảnh có thể lưu trữ được trên thẻ nhớ 16 GB là :

(16. 1024. 1024 KB)/(9872 KB)  1 699 474 (ảnh).

V. VẬN DỤNG

  • Vận dụng 1:

Lợi ích :

- Hạn chế làm giả thẻ.

- Thông qua các thiết bị đọc dữ liệu số kết nối trực tiếp với các ứng dụng, không phải nhập số liệu.

- Truy cập đến các ứng dụng khác như : hồ sơ bảo hiểm y tế, hồ sơ bảo hiểm xã hội, dịch vụ hành chính công,…

- Ngoài ra trong chip có mã khóa được sử dụng để tạo chữ kí số của công dân.

  • Vận dụng 2 :

- Máy ảnh số cho phép ghi hàng vạn ảnh vào thẻ nhớ với chi phí lưu trữ rẻ, dùng được nhiều lần, dễ bảo quản. Khác với việc chụp ảnh bằng phim, chi phí cao, thao tác lắp phim phải làm trong tối, phải tráng phim trước khi in ảnh, bảo quản khó, nhiều bất tiện.

- Chụp bằng máy ảnh số đơn giản hơn như việc lấy nét, điều khiển tốc độ chụp, độ nhạy, độ mở,…

Tìm kiếm google: Ôn tập tin học 10 KNTT bài 1: Thông tin và xử lí thông tin, ôn tập tin 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm tin học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải tin học 10 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net