Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: THỂ THAO VUI, KHỎE
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).
Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS nghe và đọc lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và yêu cầu HS vận động cơ thể theo nhạc: https://www.youtube.com/watch?v=IUz8SSgU8iU - GV trình chiếu lời bài hát: - GV yêu cầu HS kể tên các động tác thể dục có trong bài hát. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Tay đưa cao lên trời. + Tay giang ngang bờ vai. + Tay song song trước mặt. + Buông cả hai tay. - GV tổ chức cho HS cùng hát bài hát trước khi giới thiệu vào bài học. - GV dẫn dắt vào bài học: Mĩ thuật không chỉ đem lại cho chúng ta những khung cảnh đẹp đẽ của thiên nhiên mà còn diễn tả sinh động những hoạt động của con người, đặc biệt các hoạt động thể dục thể thao đã trở thành một chủ đề lớn trong hội họa. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó trong Bài 8: Thể thao vui, khỏe. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nhận biết được hình ảnh xa, gần ở một số hình ảnh ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật về hoạt động thể thao. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi. + Hình 1: Tên bức tranh là gì? Em hãy chỉ vị trí xa, gần của các nhân vật trong bức tranh. Em biết gì về tranh dân gian Đông Hồ? + Hình 2: Các bạn đang tham gia hoạt động thể thao nào, vị trí xa gần của hình ảnh các bạn như thế nào? Ở trường em có những hoạt động thể dục, thể thao nào? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án và giới thiệu trang phục trong mỗi ảnh: + Hình 1: ● Tên bức tranh là Đấu vật. ● Những đấu sĩ ở phía trước có vị trí gần hơn, các đấu sĩ và hai người ngồi xem có vị trí xa hơn. + Hình 2: ● Các bạn trong tranh đang chơi đá cầu. ● Hai bạn đang tâng và đỡ cầu có vị trí gần hơn so với các bạn còn lại trong tranh. ● Ở trường em có những hoạt động thể thao như: kéo co, chạy bền, đá bóng, đá cầu, nhảy dây,.... - GV cho HS xem một số bức tranh Đông Hồ: Tác phẩm Đám cưới chuột Tác phẩm Nghỉ ngơi - GV cung cấp một số thông tin về tranh Đông Hồ: + Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). + Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. + Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. + Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó. + Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa dành dành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. - GV cho HS xem video về tranh Đông Hồ: https://www.youtube.com/watch?v=jSGZjatBYwg - GV cho HS quan sát một số tác phẩm mĩ thuật sáng tạo về đề tài hoạt động/ trò chơi thể thao trong cuộc sống, trong lễ hội truyền thống quê hương, đất nước.
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được cách tạo sản phẩm có hoạt động thể dục, thể thao có vị trí, khoảng cách xa, gần của một số hình ảnh. - Tạo được sản phẩm đề tài thể thao vui khỏe có các vị trí hình ảnh xa, gần theo ý thích. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành - GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa và cho biết: + Tạo sản phẩm mĩ thuật bằng cách xé dán: em hãy nêu những đồ dùng, vật liệu cần chuẩn bị. Em hãy chỉ ra vị trí xa, gần của các hình ảnh trên sản phẩm. Em hãy nêu các bước thực hiện. + Tạo sản phẩm mĩ thuật bằng cách nặn: Em hãy nêu các bước thực hiện. Em hãy chỉ ra vị trí xa, gần của các hình ảnh trên sản phẩm. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Sản phẩm mĩ thuật bằng cách xé, dán: ● Đồ dùng, vật liệu bao gồm: bìa, giấy màu, kéo, tranh ảnh thiên nhiên,hồ. ● Con người và cây cột ném pao ở vị trí gần, còn đồi núi phía sau ở xa. ● Các bước thực hành: tiến hành cắt, dán hình người chơi ném pao và cây cột ném pao. Dán con người và cây cột lên bức tranh phong cảnh. + Sản phẩm mĩ thuật bằng cách nặn: ● Các bước thực hiện: Nặm người tham gia trò chơi và hai người đấu vật, 4 sợi mảnh dài để làm sân đấu. Sắp xếp hai người đấu vật bên trong sân đấu, những người khác đứng bên ngoài cổ vũ. ● Vị trí của các sự vật: hai đấu sĩ đang đấu vật có vị trí gần nhất, những người cổ vũ có vị trí xa hơn. - GV vận dụng đánh giá, hướng dẫn HS thực hành; giới thiệu, tổ chức HS tìm hiểu nội dung, vị trí xa, gần của hai bức tranh tham khảo (SGK tr.36). - GV mời 1 – 2 HS trình bày theo yêu cầu vị trí xa, gần của sự vật trong tranh. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV hướng dẫn HS trong thực hành có thể kết hợp vẽ trang trí trên trang phục tạo từ giấy. - GV gợi mở HS có thể sử dụng hình ảnh trên báo, tạp chí,...như: con đường, dòng sông, đồi núi,...để tạo ra nền (trời, đất) ở sản phẩm. Nhiệm vụ 2. Tổ chức học sinh thực hành, sáng tạo - GV sắp xếp HS ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ: + Chọn hoạt động thể dục thể thao yêu thích để tạo sản phẩm. + Chọn cách thức thực hành: xé, cắt, dán hoặc nặn, vẽ. + Mỗi cá nhân tạo hình ảnh đơn lẻ. + Cả nhóm sắp xếp hình ảnh đơn lẻ tạo sản phẩm nhóm. - GV hướng dẫn, hỗ trợ, gợi mở cho HS trong lúc thực hành, có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm, tác phẩm để HS tham khảo.
- GV gợi mở các nhóm HS một số cách sắp xếp các hình ảnh đơn lẻ để tạo sản phẩm khác nhau. - GV lựa chọn cho HS vẽ (nếu như thời gian không cho phép). C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP CẢM NHẬN – CHIA SẺ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm và quan sát, trao đổi, chia sẻ: + Sản phẩm của em/ nhóm em được tạo ra bằng cách nào? + Em hãy giới thiệu vị trí xa gần của một số hình ảnh trên sản phẩm. + Bức tranh em vẽ có những màu nóng, màu lạnh nào; có đậm , nhạt của màu nào? + Em thích sản phẩm của bạn/ nhóm nào nhất? Vì sao? - GV mời HS trả lời, chia sẻ; HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành, hoạt động trao đổi, chia sẻ, bổ sung của HS. - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nội dung thể hiện, hình thức, chất liệu thực hành. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu nội dung, vị trí xa, gần của một số hình ảnh ở sản phẩm mĩ thuật về hoạt động thể dục, thể thao. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS quan sát và giới thiệu: + Tên hoạt động thể thao. + Vị trí các nhân vật, hình ảnh (cây cối, ngôi nhà) trên mỗi sản phẩm. + Chỉ ra màu nóng, màu lạnh, độ đậm nhạt của màu ở mỗi sản phẩm. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổng kết nội dung HS chia sẻ. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Chăm chỉ tập thể dục, thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh và phát triển cân đối. + Chia sẻ cảm xúc sau khi hoàn thành sản phẩm với người thân, bạn bè. + Đọc trước nội dung tiết sau: Bài ôn tập (SHS tr.37). |
- HS lắng nghe và vận động.
- HS quan sát và nhẩm theo.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS cả lớp cùng hát ca khúc. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hành.
.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS ghi nhớ, thực hiện.
|
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI ÔN TẬP: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 1
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).
Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Kể lại điều em đã học ở học kì 1 - GV chia lớp thành các đội chơi và hướng dẫn chơi: + GV phát cho mỗi đợi 1 bảng con/ giấy A4. + Các nhóm chọn ra một bạn làm thư kí. + HS còn lại lần lượt kể tên các kiến thức đã được học ở học kì 1. + HS có thể trang trí thêm, sử dụng các sản phẩm mĩ thuật đã làm ở tiết học trước để minh họa. + Hết thời gian quy định, các nhóm dừng làm việc. + Nhóm nào có kết quả đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. - GV nhận xét, ghi nhận các đáp án hợp lí. - GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta vừa tham gia trò chơi nhắc lại các kiến thức đã học ở kì 1. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn nội dung ôn tập trong Bài ôn tập: Cùng nhau ôn tập học kì 1. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Giới thiệu được các chủ đề, bài học và những điều đã biết (kiến thức, hình thức thực hành...) ở các bài trong học kì 1. b. Cách tiến hành - GV cho HS trao đổi nhóm đôi, nhóm ba HS và nêu câu hỏi: + Mỗi hình ảnh thuộc chủ đề, bài học nào? + Em biết những gì về bài học đó? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án và giới thêm hình ảnh trong đời sống và sản phẩm tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm thủ công theo mỗi ảnh chủ đề: + Hình 1,2,3: ● Bài 1: Đậm nhạt khác nhau của màu. ● Kiến thức: Biết được màu sắc có độ đậm nhạt khác nhau và vận dụng vào thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích. ● Một số hình ảnh: + Hình 4: ● Bài 2: Màu nóng, màu lạnh. ● Kiến thức: Biết được các màu nóng, màu lạnh. Thực hành vận dụng sáng tạo tranh phong cảnh quê hương.
|
- HS lắng nghe và tham gia.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem tranh ảnh, mô hình.
- HS lắng nghe, thực hành.
- HS thực hiện nhiệm vụ. .
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia sẻ. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nêu sản phẩm yêu thích.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe,tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS ghi nhớ, thực hiện.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác