Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: NHẠC CỤ DÂN TỘC
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù (năng lực mĩ thuật).
Bồi dưỡng lòng yêu nước, đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS nghe và đọc lời bài hát “Múa đàn” và yêu cầu HS vận động cơ thể theo nhạc: https://www.youtube.com/watch?v=EMML1IquqGA - GV trình chiếu lời bài hát: - GV yêu cầu HS cho biết: + Nội dung bài hát là gì? + Tên của loại đàn xuất hiện trong bài hát? - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Nội dung bài hát:Là lời ca hát mừng của các bạn nhỏ khi được ca múa với cây đàn với âm thanh vui tai. + Cây đàn tròn bài hát là cây đàn tỳ bà. - GV tổ chức cho HS cùng hát bài hát trước khi giới thiệu vào bài học. - GV dẫn dắt vào bài học: Cả lớp vừa nghe và tìm hiểu bài hát Múa đàn. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đó trong Bài 10: NHạc cụ dân tộc. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nhận biết được sự thay đổi hình dạng của khối cơ bản; bước đầu tìm hiểu được đặc điểm của một số nhạc cụ dân tộc mang hình dạng của khối biến thể. b. Cách tiến hành - GV tổ chức HS tìm hiểu sự thay đổi hình dạng (biến thể) của một số khối cơ bản, nhận biết khối cơ bản biến thể trên một số nhạc cụ dân tộc. - GV yêu cầu HS quan sát các cặp hình 1, 2, 3 (trang 47 SGK), thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về hình dạng ở mỗi cặp hình. - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt kiến thức: - Điểm giống nhau: Các hình đều là các hình 3d, được tạo nên từ các các hình khối cơ bản, các hình khối biến thể. + Hình 1: Khối lập phương có các mặt là hình vuông. Chậu hoa có 4 mặt bên là hình thang cân, đáy chậu là hình vuông. + Hình 2: Khối trụ có các mặt xoay quanh là hình chữ nhật, còn cốc giấy có các mặt bao quanh là hình thang. + Hình 3: Khối cầu có các mặt là hình tròn còn quả trứng có hình ô van. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 (trang 48 SGK), thảo luận, trả lời câu hỏi: + Em hãy đọc tên các nhạc cụ. + Em hãy chỉ ra bộ phận chính của mỗi nhạc cụ dân tộc có hình dạng giống với khối cơ bản nào? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án và giới thiệu trang phục trong mỗi ảnh: + Hình 1: Đàn bầu – thân đàn có hình trụ + Hình 2: Đàn đáy – thân đàn có hình chữ nhật. + Hình 3: Trống cơm – trống có hình trụ + Hình 4: Đàn Tơ rưng – các phím hình trụ + Hình 5: Cồng – có mặt cồng hình tròn. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi về các khối hình cơ bản và biến thể của các hình đó , nhận biết hình khối cơ bản trong các đồ dùng https://quizizz.com/join?gc=770904&source=liveDashboard - GV giới thiệu thêm về mỗi nhạc cụ: tên, các bộ phận, cách sử dụng, đặc trưng nhạc cụ theo vùng miền và liên hệ bộ phận chính với khối cơ bản, khối cơ bản biến thể,... + Đàn tranh: ● Đàn tranh có dáng hộp, có chiều dài từ 110 – 120cm. Đàn có một phần đầu lớn có lỗ để cài dây, phần đầu nhỏ có gắn khóa lên dây, số khóa tùy thuộc vào loại đàn và số dây đàn từ 16 đến 21 – 25 dây. ● Dây đàn được làm bằng kim loại gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng. ● Đàn tranh là nhạc cụ tiêu biểu trong Đờn ca tài tử Nam Bộ.
+ Sáo trúc: ● Vật liệu tạo thành sáo trúc thường là trúc hoặc tre. Sáo có hình trụ dài kích thước đường kính 1,5cm và dài 30cm. ● Sáo trúc có các lỗ hình tròn trên thân sáo để tạo nên các nốt trầm bổng khi thổi. ● Sáo trúc là nhạc cụ tiêu biểu của người Kinh vùng Đồng bằng Bắc Bộ. + Song loan: ● Âm thanh song loan nghe đanh gọn, có cao độ lớn nhất và âm vực rộng vang rất xa.Song loan được làm từ gỗ có kết nối với nhau bằng 1 miếng kim loại uốn cong. ● Song loan có một mặt tròn to và có một hình cầu nhỏ để gõ tạo âm thanh. ● Song loan thường được dùng trong hát đờn ca tài tử Nam Bộ và biểu diễn nghệ ca hát vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - GV giới thiệu thêm hình một số sản phẩm nhạc cụ dân tộc khác cho HS quan sát và nêu tên các nhạc cụ, bộ phận chính của nhạc cụ, nhạc cụ đó thường được dùng vào trong những dịp nào. + Các nhạc cụ bao gồm đàn tính chũm chọe, nhạc sóc và chuông được dùng trong Lễ Lẩu Then, dân tộc Nùng vùng Trung Du phía Bắc. + Nhạc cụ truyền thống các dân tộc vùng Duyên Hải miền Trung. Nơi đây là địa bàn cư trú của các dân tộc: Chăm Chu Ru, Raglai,... Nổi bật là văn hóa truyền thống của người Chăm, trong đó không thể không kể đến trống Ghi năng, trống Paranưng,... Những hình ảnh được minh họa cho trích đoạn Lễ mở cửa tháp của dân tộc Chăm. + Dàn nhạc Ngũ Âm - Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Khmer vùng Nam Bộ. Trong đó có vòng cồng lớn, trống vỗ, đàn thuyền (sắt), đàn thuyền (gỗ) và trống đánh. Các nhạc cụ này được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Nắm được cách tạo sản phẩm nhạc cụ có bộ phận chính là khối cơ bản biến thể. - Tạo được sản phẩm ,mô hình nhạc cụ dân tộc theo ý thích. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Hướng dẫn HS thực hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 (trang 49 SGK) và trả lời câu hỏi tương ứng với mỗi cách thực hành. + Sản phẩm chiếc trống cơm, chiếc cổng được tạo bởi những vật liệu nào? + Bộ phận chính của sản phẩm chiếc trống cơm, chiếc cồng có hình dạng của khối nào? +Sản phẩm chiếc trống cơm, chiếc cổng được trang trí bởi những hoạ tiết nào? + Em hãy nêu các bước tạo sản phẩm chiếc trống cơm, chiếc cổng. - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án: + Vật liệu: ● Trống cơm: cốc giấy, giấy màu, băng đô, kéo. ● Chiếc cồng: băng dính, giấy màu, kéo, băng đô, bát làm bằng giấy bạc. + Hình khối của bộ phận chính ● Trống cơm: hình tròn ở hai đầu và hình chóp cụt ở thân trống. ● Chiếc cồng: có mặt cồng hình tròn.
|
- HS lắng nghe và vận động.
- HS quan sát và nhẩm theo.
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS cả lớp cùng hát ca khúc. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chơi trò chơi để củng cố kiến thức về hình khối.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác