Ôn tập kiến thức Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 Cánh diều Chủ đề 6 – Bài 3: Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm

Ôn tập kiến thức Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 Cánh diều Chủ đề 6 – Bài 3: Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

 [toc:ul] 

CHỦ ĐỀ 6. TẬP LÀM CHỦ GIA ĐÌNH

TUẦN 22. CHI TIÊU HỢP LÍ VÀ TIẾT KIỆM

1. KIỂM SOÁT CHI TIÊU

- Mỗi cá nhân đều có thể có những khoản chi tiêu khác nhau. Trong các khoản chi đó, cần ưu tiên cho các khoản chi thực sự cần thiết, phục vụ cho nhu cầu học tập, hoạt động của bản thân. Các khoản chi như vậy được gọi là khoản chi ưu tiên.

- Xác đinh được khoản chi ưu tiên không chỉ giúp chúng ta tự chủ trong chi tiêu, mà còn giúp cho việc chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả hơn.

2. HỌC CÁCH TIẾT KIỆM

Để thực hiện tiết kiệm tiền, chúng ta có thể làm như sau:

- Nêu mục đích cần tiết kiệm.

- Cân nhắc kĩ trước khi chi tiêu (dành ưu tiên cho những việc quan trọng, cấp thiết).

- Lập “Hộp tiết kiệm”, để dành tiền với số tiền phù hợp mỗi ngày/mỗi tuần.

3. RÈN LUYỆN KIỂM SOÁT CHI TIÊU 

- Xử lí tình huống:

+ TH1: Nếu là Hà, em sẽ cân nhắc thật kĩ. 

  • Chiếc hộp bút tuy đẹp và độc đáo, nhưng nó là khoản chi tiêu có thể trì hoãn. 

  • Còn cặp sách là khoản chi rất cần thiết hiện giờ đổi với Hà. 

=> Hà không nên dùng tiền tiết kiệm của mình để chi cho việc ít cần thiết hơn.

+ TH2: Em không đồng ý với cách chỉ tiêu của Nam vì:

  • Nếu chi tiêu vượt quá khoản tiền mình có sẽ là chi tiêu không hợp lí. 

  • Khoản chi của Nam có thể trì hoãn, Nam có thể mua sau khi đã tiết kiêm đủ tiển. 

  • Nếu Nam vay tiền và mua áo theo ý thích thì lâu dần sẽ tạo thành thói quen chi tiêu không hợp lí. 

Sau khi mua áo, có thể sẽ có nhiều thứ mà Nam thích. Khi đó, Nam lại tiếp tục vay tiền mua, sẽ không biết tiết kiệm và chi tiêu.

=> Kết luận: Việc kiểm soát chi tiêu luôn cần phải rèn luyện. Kiểm soát chi tiêu tốt sẽ giúp mỗi chúng ta chủ động trong việc chi tiêu các khoản chi. Đồng thời sẽ tránh được việc chi tiêu lãng phí, ảnh hưởng không tốt đên kế hoạch học tập và tham gia các hoat động khác của HS.

4. LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU CHO MỘT SỰ KIỆN TRONG GIA ĐÌNH 

- Phân tích kế hoạch chi tiêu của Lan:

+ Sự kiện mà Lan lập kế hoạch chi tiêu: Sinh nhật mẹ.

+ Cách Lan lập kế hoạch: Xác định các mục trong kế hoạch và nội dung chi tiết của từng mục:

  • Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện.

  • Dự kiến các khoản cần chi: quà, bánh, hoa quả, trang trí,.. từ đó dự kiên được số tiền. 

  • Xác định những người tham gia.

  • Xác định sổ tiền cần chi.

  • Dựa vào số tiên hiện có, xác định cách tiết kiệm thêm.

  • Lập danh mục chi cụ thê: mua những gì, số lượng, thành tiền và tổng tiền.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 Cánh diều Chủ đề 6 – Bài 3: Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm , Ôn tập kiến thức Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 Cánh diều, lí thuyết trọng tâm Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 7 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com