Soạn vật lý 8 bài 2 trang 8 cực chất

Giải vật lý 8 bài 2 trang 8 cực chất. Bài học: Vận tốc - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm ? 

Câu 2: Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột 5 (SGK).

Câu 3: Dựa vào bảng kết quả xếp hạng, hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động và tìm từ thích hợp điền vào các chỗ trống của kết luận sau đây :

  Độ lớn của vận tốc cho biết sự.....(1)......, .....(2)..... của chuyển động.

  Độ lớn của vận tốc được tính bằng .....(3)...... trong một .......(4)...... thời gian

Câu 4: Tìm đơn vị vận tốc thích hợp trong các chỗ trống bảng 2.2

Câu 5:

a) Vận tốc của một ôtô là 36km/h ; của một người đi xe đạp là 10,8 km/h ; của một tàu hỏa là 10m/s. Điều đó cho biết gì ?

b) Trong ba chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất ?

Câu 6: Một đoàn tàu trong thời gian 1,5h đi được quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s và so sánh số đo vận tốc của tàu tính bằng các đơn vị trên.

Đơn vị độ dàimmkmkmcm
Đơn vị thời giansphúthss
Đơn vị vận tốcm/s............

Câu 7: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km ?

Câu 8: Một người đi bộ với vận tốc 4km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, biết thời gian để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc hết 30 phút.

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Để biết ai chạy nhanh hay chậm ta chỉ cần so sánh thời gian chạy của từng bạn trên quãng đường 60m. Nếu bạn nào có thời gian ít hơn thì chạy nhanh hơn.

Câu 2: Tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột 5:

STTHọ và tên học sinhXếp hạngQuãng đường chạy trong 1 giây
1Nguyễn An36m
2Trần Bình26,32m
3Lê Văn Cao55,45m
4Đào Việt Hùng16,67m
5Phạm Việt45,71m

Câu 3: Dựa vào bảng kết quả xếp hạng, ta thấy:

Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Câu 4: Đơn vị vận tốc thích hợp trong các chỗ trống bảng 2.2

Đơn vị độ dàimmkmkmcm
Đơn vị thời giansphúthss
Đơn vị vận tốcm/s............
Đơn vị độ dàimmkmkmcm
Đơn vị thời giansphúthss
Đơn vị vận tốcm/sm/phútkm/hkm/scm/s

Câu 5: a) Các con số trên cho ta biết: 

  • Ô tô trong 1h đi được 36km.
  • Người đi xe đạp trong 1h đi được 10,8km.
  • Tàu hỏa trong 1s đi được 10m.

b) Tàu hỏa 1s đi được 10m: 1h đi được 36000m = 36km. Như vậy Ô tô và tàu chuyển động nhanh nhất (36km).

Câu 6: Một đoàn tàu trong thời gian 1,5h đi được quãng đường dài 81 km.

=> Vận tốc của tàu là: v = s/t = 81/1,5 = 54 km/h = 15m/s

* Khi so sánh vận tốc thì ta phải đổi về cùng một đơn vị đo.

Câu 7: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. 

Ta có: 40 phút = 2/3 giờ

=> Quãng đường mà người đi xe đạp đi được là:  s = v . t = 12 . (2/3) = 8 (km)

Câu 8: Một người đi bộ với vận tốc 4km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, biết thời gian để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc hết 30 phút.

Ta có : 30 phút = 0,5 giờ

=> Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc của người đó là: s = v . t = 4 . 0,5 = 2 (km)

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Để biết ai chạy nhanh hay chậm hơn:

- Ta chỉ cần so sánh thời gian chạy của từng bạn trên quãng đường 60m.

=> Nếu bạn nào có thời gian ít hơn thì chạy nhanh hơn.

* Ví dụ: Trên cùng quãng đường 60m: An chạy 1p, Bình chạy 1p15s, Tuấn chạy 1p10s

=> An chạy ít thời gian hơn. Ta thấy An chạy nhanh hơn, Tuấn chạy chậm nhất.

Câu 2: Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy được trong 1 giây và ghi kết quả vào cột 5 (SGK).

STTHọ và tên học sinhXếp hạngQuãng đường chạy trong 1 giây
1Nguyễn An36m
2Trần Bình26,32m
3Lê Văn Cao55,45m
4Đào Việt Hùng16,67m
5Phạm Việt45,71m

Câu 3: Dựa vào bảng kết quả xếp hạng, độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động và điền từ thích hợp điền vào các chỗ trống của kết luận sau:

Độ lớn của vận tốc cho biết sự.....(1)......, .....(2)..... của chuyển động.

Độ lớn của vận tốc được tính bằng .....(3)...... trong một .......(4)...... thời gian

* Điền từ:

(1) nhanh, (2) chậm

(3) quãng đường đi được, (4) đơn vị

=> Ta có 2 câu hoàn chỉnh: 

  Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

  Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Câu 4: Tìm đơn vị vận tốc thích hợp trong các chỗ trống bảng 2.2

Đơn vị độ dàimmkmkmcm
Đơn vị thời giansphúthss
Đơn vị vận tốcm/s............
Đơn vị độ dàimmkmkmcm
Đơn vị thời giansphúthss
Đơn vị vận tốcm/sm/phútkm/hkm/scm/s

Câu 5: a) Vận tốc của một ôtô là 36km/h ; của một người đi xe đạp là 10,8 km/h ; của một tàu hỏa là 10m/s. 

* Điều đó cho biết:

- Vận tốc của một ôtô là 36km/h => Ô tô trong 1h đi được 36km.

- Vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8 km/h => Người đi xe đạp trong 1h đi được 10,8km.

- Vận tốc của một tàu hỏa là 10m/s  => Tàu hỏa trong 1s đi được 10m.

b) Trong ba chuyển động trên, chuyển động nhanh nhất, chậm nhất là:

- Ta có: Tàu hỏa 1s đi được 10m => 1h đi được 36000m hay 36km 

- Ta thấy:

  • Ô tô và tàu chuyển động nhanh nhất: 1h đi được 36km 
  • Người đi xe đạp chậm nhất: 1h đi được 10,8km

Câu 6: Một đoàn tàu trong thời gian 1,5h đi được quãng đường dài 81 km

- Vận tốc của tàu được tính với công thức: v = s/t 

  • t = 1,5h
  • s = 81 km

=> Vận tốc của tàu là: v = s/t = 81/1,5 = 54 km/h = 15m/s

- Ta thấy: số đo vận tốc tích theo đơn vị km/h lớn hơn đơn vị m/s. Như vậy khi so sánh vận tốc thì ta phải đổi về cùng một đơn vị đo.

Câu 7: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. 

- Công thức Quãng đường mà người đi xe đạp đi được là: s = v . t

- Ta đổi đơn vị từ phút sang giờ => Ta có: 40 phút = 2/3 giờ

=> Quãng đường mà người đi xe đạp đi được là: s = v . t = 12. (2/3) = 8 (km)

Câu 8: Một người đi bộ với vận tốc 4km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc, biết thời gian để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc hết 30 phút.

- Công thức Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc của người đó là: s = v . t

- Ta đổi đơn vị từ phút sang giờ => Ta có: 30 phút = 0,5 giờ

=> Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc của người đó là: s = v . t = 4 . 0,5 = 2 (km)

Tìm kiếm google: giai ly 8 bai 2 cuc chat, giải lý 8 bài Vận tốc

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com