Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 8 kết nối tri thức bản mới nhất Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…../…../….

Ngày dạy:……/…../….

ÔN TẬP BÀI 9: HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: MIỀN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

CẦN CHUYỂN ĐỔI TỪ SỐNG CHUNG SANG CHÀO ĐÓN LŨ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
  • Luyện tập theo văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Học sinh xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
  • HS học hỏi được cách nêu luận đề, xây dựng điểm và sử dụng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc.
  • HS hiểu được bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn, biết tôn trong và có ý thức học hỏi.
  1. Phẩm chất
  • Thể hiện thái độ quan tâm đến những vấn đề nóng hổi của cuộc sống với tinh thần chủ động, có trách nhiệm trước hiện tại và tương lai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
  1. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  4. Nội dung: Gv gợi mở vấn đề, HS thực hiện.
  5. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS về cảm xúc của mình và chuẩn kiến thức của GV.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn góc của thành ngữ này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2 -3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết hợp thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở:

Sống chung với lũ nghĩa là đưa ra các biện pháp để thích nghi với thời tiết mưa gió bão lụt, chấp nhận những khó khăn bất lợi và sẵn sàng đương đầu khi lũ tới, đồng thời cũng tìm cách khai thác ích lợi từ nó.

Nguồn gốc của thành ngữ này đến từ việc nhiều năm liền người dân đều gặp phải lũ lụt và gió bão làm tiêu tán bao tài sản, của cải lẫn mạng người. Sau quá trình đấu tranh và khắc phục khó khăn, biết không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng lũ lụt, con người đã nghĩ ra nhiều phương án khác nhau để sống chung với lũ.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của bà con vùng châu thổ sông Cửu Long. Từ trước đến nay, trong tiềm thức của ta lũ lụt là một loại thiên tai mà chúng ta cần phải phòng tránh. Tuy nhiên, khi đọc văn bản này, các em sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố kiến thức bài học!

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

·        Nêu hiểu biết của em về tác giả?

·        Xuất xứ tác phẩm?

·        Xác định bố cục và nội dung từng phần của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vấn đề được đặt ra trong văn bản?

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về thuyết minh, lí giải cụ thể về từng khía cạnh của vấn đề?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS: Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

I. Hiểu biết chung

a.Tác giả: Lê Anh Tuấn

- Là chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới đồng bằng sông Mê Không vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu

- Xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách, ...

b. Tác phẩm: trích tạp chí Kinh tế Sài Gòn online, ngày 06/02/2022

c. Bố cục:

- Phần 1: Đặt vấn đề (sa-pô và đoạn kế tiếp – đoạn chỉ gồm 1 câu)

- Phần 2: Thuyết minh, lí giải cụ thể về từng khía cạnh của vấn đề (tiếp … thời đoạn khó khăn )

- Phần 3: Kết luận (phần còn lại)

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức

1. Đặt vấn đề

Phần sa-pô báo hiệu chủ đề và nội dung sẽ được triển khai trong văn bản đó là người dân vùng Cửu Long không thể sống thiếu lũ “Khi “lũ” không về hoặc về ít đi trong nhiều năm liền, các nhà quản lí mới nhận ra Đồng bằng sông Cửu Long không thể sống thiếu “lũ”, điều mà người dân ở đây đã nhận ra từ hàng trăm năm nay và đặt cho mùa này với cái tên “mùa nước nổi”

2. Thuyết minh, lí giải cụ thể về từng khía cạnh của vấn đề.

- Quá trình hình thành một châu thổ nói chung và châu thổ sông Cửu Long nói rieeg; ích lợi (mặt cơ bản) và tác hại (mặt thứ yếu, không thể tránh khỏi) của lũ. Nội dung thứ nhất được triển khai qua 7 đoạn văn, nội dung thứ hai được triển khai theo 5 đoạn văn. Nhìn chung văn bản của tác giả Lê Anh Tuấn mang tính chất, đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên rất rõ, nhất là ở phần 2, mặc dù khi viết, tác giả hướng tới mục đích kép: vừa giải thích hiện tượng tự nhiên, vừa đề xuất một cách tiếp cận mới hay lối ứng xử với hiện tượng lũ ở châu thổ sông Cửu Long.

- Trong văn bản tác giả quả không đề cập đến tác hại của lũ. Đây không thể gọi là một thiếu sót vì văn bản hướng tới mục đích đã được xác định ở nhan đề: lũ ở châu thổ sông Cửu Long không phải là lũ tai ương mà là một hiện tượng đáng mong chờ. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế nếu ta nhìn vào nguồn lợi lớn mà lũ mang lại, bất chấp những tác hại nhỏ và có tính đột xuất mà nó có thể gây nên trong những “trận lũ lớn lịch sử”.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra  hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long từ những góc nhìn là tài nguyên, đất, phù sa màu mỡ, thức ăn,....Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đồng thời thấy được lũ mang tới nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho người dân nơi đây, ngoài ra mang tới những tài nguyên mới và quá trình tái tạo đất.

2. Nghệ thuật

Các thông tin trong văn bản có quan hệ chặt chẽ với nhau để nêu lên những ưu điểm và quá trình phát triển của vùng châu thổ sông Cửu Long.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
    a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản.
  2. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS

- Trả lời các câu hỏi vận dụng.

  1. Tổ chức thực hiện

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 8 KNTT Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT, giáo án buổi chiều Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ, giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay