Soạn vật lý 8 bài 6 trang 21 cực chất

Giải vật lý 8 bài 6 trang 21 cực chất. Bài học: Lực ma sát - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Hãy tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kĩ thuật.

Câu 2: Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật.

Câu 3: Trong các trường hợp vẽ ở hình 6.1 (SGK), trường hợp nào có lực ma sát trượt, trường hợp nào có lực ma sát lăn?

Từ hai trường hợp trên em có nhận xét gì cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.

Câu 4: Tại sao trong thí nghiệm trên, mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên?

Câu 5: Hãy tìm ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống và kĩ thuật.

Câu 6: Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong các trường hợp vẽ ở hình 6.3 (SGK).

Câu 7: Hãy quan sát các trường hợp vẽ ở hình 6.4 (SGK) và tưởng tượng xem nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát trong những trường hợp này.

Câu 8: Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này mà sát có ích hay có hại:

  a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

  b) Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.

  c) Giày đi mãi đế bị mòn.

  d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò).

Câu 9: Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Một số ví dụ về ma sát trượt trong đời sống như Ma sát giữa bánh xe và mặt đường để dừng chuyển động; giữa dây đàn với tay hay móng, hay dụng cụ đánh đàn.

Câu 2: Một số ví dụ về ma sát lăn như con bi trong ổ trục, con lăn trong vận chuyển hàng.

Câu 3: Trong các trường hợp vẽ ở hình 6.1 (SGK):

Hình a) có ma sát trượt, còn hình b) có ma sát lăn

* Ma sát trượt có cường độ lớn gấp nhiều lần ma sát lăn.

Câu 4: Trong thí nghiệm hình 6.2 (SGK), mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên do lực kéo đó không thắng được lực ma sát trượt giữa vật và mặt bề mặt.

Câu 5: Một số ví dụ về ma sát nghỉ là: giúp con người có thể đi lại được mà không bị trượt ngã, mọi vật có thể đứng yên khi có một lực nhỏ tác động.

Câu 6: Tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong các trường hợp vẽ ở hình 6.3 (SGK).

Hình a): mòn đĩa xe và xích xe -> cần tra dầu để giảm ma sát.

Hình b): mòn trục và cản trở vòng quay của bánh xe -> giảm ma sát cần thay truc quay thường bằng trục quay có ổ bi.

Hình c): cản trở chuyển động của thùng giấy -> giảm ma sát cần để thùng giấy lên ván đẩy có bánh xe. 

Câu 7: Quan sát các trường hợp vẽ ở hình 6.4 (SGK), nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng:

a) Bảng trơn, nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng -> tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa viên phân với bảng.

b) Con ốc sẽ bị quay lỏng dần và rơi ra, không còn tác dụng ép chặt các mặt cần ghép. Khi quẹt que diêm, nếu không có ma sát, dầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lửa.

-> Tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm để tăng ma sát giữa đầu que diêm với bao diêm.

c) Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì ôtô không dừng lại được -> Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ôtô.

Câu 8: Giải thích các hiện tượng:

a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã: sàn đá hoa trơn, khi có nước thì làm giảm độ ma sát trượt giữa chân và sàn -> ma sát trượt có ích

b) Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được: bánh xe quay trong bùn lầy nên không có ma sát nên xe không thể di chuyển -> ma sát có ích.

c) Giày đi mãi đế bị mòn: ma sát nhiều nên giày bị mòn -> ma sát có hại.

d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò): để tăng ma sát giữu dây cung và cần kéo giúp đàn kêu to hơn -> ma sát có ích.

Câu 9: Ổ bi có tác dụng chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn. 

- Việc phát minh ra ổ bi có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ vì nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc, linh kiện hoạt động dễ dàng -> ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy,...

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Một số ví dụ về ma sát trượt trong đời sống như:

- Ma sát giữa bánh xe và mặt đường để dừng chuyển động.

- Ma sát giữa dây đàn với tay hay móng, hay dụng cụ đánh đàn.

Câu 2: Một số ví dụ về ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật:

- Con bi trong ổ trục.

- Con lăn trong xe vận chuyển hàng.

Câu 3: Trong các trường hợp vẽ ở hình 6.1 (SGK), trường hợp có lực ma sát trượt, trường hợp có lực ma sát lăn là:

- Hình a) có ma sát trượt.

- Hình b) có ma sát lăn

* Nhận xét về cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn: Ma sát trượt có cường độ lớn gấp nhiều lần ma sát lăn.

Câu 4: Trong thí nghiệm hình 6.2 (SGK), mặc dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật vẫn đứng yên do:

- Do lực kéo đó không thắng được lực ma sát trượt giữa vật và mặt bề mặt 

=> Vật vẫn đứng yên dù có lực kéo tác dụng lên vật nặng.

Câu 5: Một số ví dụ về ma sát nghỉ trong đời sống và kĩ thuật là:

- Ma sát nghỉ giúp con người có thể đi lại được mà không bị trượt ngã.

- Ma sát nghỉ giúp mọi vật có thể đứng yên khi có một lực nhỏ tác động.

Câu 6: Tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong các trường hợp vẽ ở hình 6.3 (SGK).

- Hình a): Lực ma sát trượt làm mòn đĩa xe và xích xe.

=> Biện pháp: để làm giảm lực ma sát cần tra dầu để giảm ma sát.

- Hình b): Lực ma sát trượt làm mòn trục và cản trở vòng quay của bánh xe.

=> Biện pháp: để giảm ma sát cần thay truc quay thường bằng trục quay có ổ bi.

- Hình c): Lực mà sát trượt làm cản trở chuyển động của thùng giấy.

=> Biện pháp: để làm giảm ma sát cần để thùng giấy lên ván đẩy có bánh xe. 

Câu 7: Quan sát các trường hợp vẽ ở hình 6.4 (SGK), nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện tượng là:

a) Nếu không có ma sát trượt thì bảng trơn, nhẵn quá không thể dùng phấn viết lên bảng.

* Cách tăng lực ma sát là: tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa viên phân với bảng.

b) 

  • Nếu không có ma sát giữa mặt răng của ốc và vít thì con ốc sẽ bị quay lỏng dần và rơi ra. Khi đó nó không còn tác dụng ép chặt các mặt cần ghép.
  • Khi quẹt que diêm, nếu không có ma sát, dầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lửa.

* Cách tăng lực ma sát là: tăng độ nhám của mặt sườn bao diêm để tăng ma sát giữa đầu que diêm với bao diêm.

c) Khi phanh gấp, nếu không có ma sát thì ôtô không dừng lại được.

* Cách tăng lực ma sát là: tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ôtô.

Câu 8: Giải thích các hiện tượng:

a) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã

- Sàn đá hoa trơn, khi có nước thì làm giảm độ ma sát trượt giữa chân người đi và sàn. 

=> Trong trường hợp này ma sát trượt có ích.

b) Ôtô đi vào chỗ bùn lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được

- Bánh xe đi vào chỗ bùn lầy, quay trong bùn lầy nên không có ma sát nên xe không thể di chuyển. 

=> Trong trường hợp này ma sát có ích.

c) Giày đi mãi đế bị mòn

Ta đi nhiều giày sẽ ma sát nhiều với mặt đất nên giày bị mòn. 

=> Trong trường hợp này ma sát có hại.

d) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)

- Ta cần bôi nhựa thông vào dây cung để tăng ma sát giữa dây cung và cần kéo giúp đàn kêu to hơn. 

=> Trong trường hợp này ma sát có ích.

Câu 9: Ổ bi có tác dụng chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn.

* Việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ vì:

- Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc, linh kiện6 hoạt động dễ dàng, bền.

- Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy,... -> sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Tìm kiếm google: soan vat li 8 bai 6 cuc chat, soạn vật lý 8 bài Lực ma sát

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net