Soạn vật lý 8 bài 9 trang 32 cực chất

Giải vật lý 8 bài 9 trang 32 cực chất. Bài học: Áp suất khí quyển - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn vật lý 8.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Hãy giải thích tại sao.

Câu 2: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ra khỏi nước. Nước có chảy ra khỏi ống nước hay không? Tại sao ?

Câu 3: Nếu bỏ ngón tay bịt kín ra khỏi ống (thí nghiệm ở câu 2) ra thì xảy ra hiện tượng gì ? Giải thích tại sao ?

Câu 4: Năm 1654, Ghê rich(1602-1678), thị trường thành phố Mác đơ buốc của đức đã làm thì nghiệm sau:

Ông lấy hai bán cầu đóng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. sau đó dung máy bơm rút không khí bên trong quả cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dung hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo rời hai bán cầu rời ra.

Hãy giải thích tại sao.?

Câu 5: Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) có bằng nhau không ? tại sao ?

Câu 6: Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào ? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào ?

Câu 7: Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân (Hg) là 136 000 N/m2. Từ đó suy ra độ lớn của áp suất khí quyển.

Câu 8: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài: "Khi lộn ngược một cốc thủy tinh bằng một tờ giấy không thấp nước  (H.9.1) thì nước có chảy ra ngoài không ? Vì sao?

Câu 9: Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

Câu 10: Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là thế nào ? Tính áp suất này ra N/m2.

Câu 11: Trong thí nghiệm của Tô-ri-xen-li, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu? Ống Tô-ri-xen-li phải đặt dài ít nhất là bao nhiêu?

Câu 12: Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h ?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Do áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển nên vỏ hộp sữa bị bẹp về nhiều phía.

Câu 2: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ra khỏi nước.

=> Nước không chảy ra khỏi ống nước do áp suất của cột không khí trong ống nhỏ hơn áp suất của không khí ở ngoài.

Câu 3: Nếu bỏ ngón tay bịt kín ra khỏi ống (thí nghiệm ở câu 2) ra thì xảy ra hiện tượng nên nước bị chảy xuống.

áp suất tác dụng lên cột nước bằng áp suất khí quyển -> áp suất không khí trong ống cùng với chất lỏng lớn hơn áp suất khí quyển tại miệng ống bên dưới.

Câu 4: Lấy hai bán cầu đóng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó dung máy bơm rút không khí bên trong quả cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo rời hai bán cầu rời ra. Thí nghiệm của Ghê rich năm 1654.

* Giải thích: trong quả cầu đã được hút hết không khí bên trong -> quả cầu được áp suất của khí quyển tác dụng vào mọi phía.

Câu 5: Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) bằng nhau. Vì hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mựt chất lỏng.

Câu 6: Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển, áp suất tác dụng lên B (ở trong ống) là áp suất khi quyển gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm.

Câu 7: Tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân (Hg) là 136 000 N/m2.

Áp suất tại B là : p = d.h = 136 000.0,76 = 103360 N/m2 => Áp suất khí quyển khoảng 103360 N/m2

Câu 8: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài:

  Khi lộn ngược một cốc thủy tinh bằng một tờ giấy không thấp nước (H.9.1) thì nước không chảy ra ngoài. Vì áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy lớn hơn áp suất chất lỏng của nước trong cốc lên tờ giấy.

Câu 9: Ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển: Trên nắp bình nước có lỗ nhỏ để áp suất không khí trong bình thông với áp suất khí quyển, đẩy nước xuống hay gói bim bim phồng to, khi bóc ra bị xẹp.

Câu 10: Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là: không khí gây ra một áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76 cm.

=> Áp suất khí quyển là: p = d.h = 136 000.0,76 = 103360 N/m2

Câu 11: Trong thí nghiệm của Tô-ri-xen-li, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao: 

Chiều dài của cột nước là: h = p/d = 103360/10000 = 10,336 (m)

=> Ống Tô-ri-xen-li phải đặt dài ít nhất là 10,336 m.

Câu 12: Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h vì: 

  Công thức p = d.h. Vì vậy ta phải xác định trọng lượng riêng và chiều cao của khí quyển. Nhưng độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

* Giải thích: Khi hút bớt không khí hộp sữa

=> Áp suất trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất khí quyển. Khiến vỏ hộp sữa bị bẹp về nhiều phía.

Câu 2: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ra khỏi nước.

* Hiện tượng: Nước không chảy ra khỏi ống nước.

Bởi vì: áp suất của cột không khí trong ống nhỏ hơn áp suất của không khí ở ngoài tác dụng lên cột nước.

Câu 3: Nếu bỏ ngón tay bịt kín ra khỏi ống (thí nghiệm ở câu 2) ra thì xảy ra hiện tượng là:

* Hiện tượng: Nước bị chảy xuống ra ngoài ống nước.

Bởi vì: Khi bỏ ngón tay ra khỏi miệng ống thì áp suất tác dụng lên cột nước bằng áp suất khí quyển. 

=> Khi đó áp suất không khí trong ống cùng với chất lỏng lớn hơn áp suất khí quyển tại miệng ống bên dưới

Câu 4: Năm 1654, Ghê rich(1602-1678), thị trường thành phố Mác đơ buốc của đức đã làm thì nghiệm sau:

Ông lấy hai bán cầu đóng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó dung máy bơm rút không khí bên trong quả cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo rời hai bán cầu rời ra.

* Giải thích:

- Trong quả cầu đã được hút hết không khí bên trong.

- Do đó thì quả cầu được áp suất của khí quyển tác dụng vào mọi phía.

=> Cho dù dùng hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo rời hai bán cầu rời ra bởi vì áp suất khí quyển đã tác dụng mọi phía làm dính chặc 2 bán cầu.

Câu 5: Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) bằng nhau.

* Bởi vì: 

- Ta thấy hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mựt chất lỏng nên 

=> Các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) cũng bằng nhau.

Câu 6: Áp suất tác dụng lên A và Áp suất tác dụng lên B là:

- Áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển.

- Áp suất tác dụng lên B ( ở trong ống) là áp áp suất khí quyển -> Áp suất gây ra bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm.

Câu 7: Tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân (Hg) là 136 000 N/m2.

* Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h 

=> Áp suất tại B là: 

   p = d.h = 136 000.0,76 = 103360 N/m2

- Như vậy, áp suất khí quyển cũng là khoảng 103360 N/m2

Câu 8: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài: "Khi lộn ngược một cốc thủy tinh bằng một tờ giấy không thấp nước (H.9.1) thì nước có chảy ra ngoài không ? Vì sao?”

* Hiện tượng: Khi lộn ngược một cốc thủy tinh bằng một tờ giấy không thấp nước thì nước không chảy ra ngoài.

Bởi vì: Do áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy lớn hơn áp suất chất lỏng của nước trong cốc lên tờ giấy nên nước không chảy ra ngoài.

Câu 9: Ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển:

- Trên nắp bình nước có lỗ nhỏ để áp suất không khí trong bình thông với áp suất khí quyển, đẩy nước xuống.

- Gói bim bim phồng to, khi bóc ra bị xẹp.

- Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.

Câu 10: Áp suất khí quyển bằng 76cmHg?

* Giải thích: Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là không khí gây ra một áp suất ở đáy của cột thủy ngân cao 76 cm.

Tính áp suất này ra N/m2:

* Công thức tính áp suất: p = d.h 

=> Áp suất khí quyển là:

   p = d.h = 136 000.0,76 = 103360 N/m2

Câu 11: Trong thí nghiệm của Tô-ri-xen-li, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao là:

* Công thức tính áp suất: p = d.h 

=> Nếu dùng nước thì chiều dài của cột nước là:

   h = p/d = 103360/10000 = 10,336 (m)

- Vậy ống Tô-ri-xen-li phải có độ cao ít nhất là 10,336 m.

Câu 12: Không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h vì:

- Để xác định áp suất của khí quyển theo công thức p = d.h 

- Khi đó ta phải xác định trọng lượng riêng và chiều cao của khí quyển. 

- Mà độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi 

=> Không đủ dữ kiện để có thể thể tính được trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h

Tìm kiếm google: soan vat ly 8 bai 9 cuc chat, soạn lí 8 bài Áp suất khí quyển

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net