[toc:ul]
Câu hỏi giữa bài
Câu 1: Hãy lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100cm3 hỗn hợp ngô và cát không ? Hãy giải thích tại sao ?
Các câu hỏi cuối bài
Câu 3: Thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
Câu 4: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt thì cũng cứ ngày một xẹp dần.
Câu 5: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ.
=> Ta không được 100cm3 hỗn hợp cát và ngô. Vì giữa các hạt ngô có khoảng cách, các hạt cát sẽ xem vào những khoảng trống ấy -> thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài
Hãy vận dụng những điều đã học ở trên để giải thích các hiện tượng sau đây.
Câu 3: Thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
=> Giữa các phân tử đường và nước đều có khoảng cách, khi khuấy lên , các phân tử đường và nước sẽ xen lẫn vào nhau.
Câu 4: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt thì cũng cứ ngày một xẹp dần.
=> Giữa các phân tử cao su có khoảng cách, các phân tử không khí trong bóng vẫn thoát ra ngoài được nên bóng xẹp.
Câu 5: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước.
=> Giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí có thể xen vào đó.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Lấy 50cm3 cát đổ vào 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ.
* Hiện tượng: ta không được 100cm3 hỗn hợp cát và ngô.
* Bởi vì:
- Giữa các hạt ngô có khoảng cách.
- Khi đó các hạt cát sẽ xem vào những khoảng trống ấy
=> Làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi cuối bài
Câu 3: Thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
* Giải thích:
- Giữa các phân tử đường và nước đều có khoảng cách.
- Khi khuấy lên, các phân tử đường và nước sẽ xen lẫn vào nhau.
=> Như vậy các phân tử đường và nước đan xen làm đường tan và nước có vị ngọt.
Câu 4: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt thì cũng cứ ngày một xẹp dần.
* Giải thích:
- Bóng bay được làm từ cao su, giữa các phân tử cao su có khoảng cách.
- Dù có buộc chặt thì các phân tử không khí trong bóng vẫn thoát ra ngoài.
=> Các phân tử không khí trong bóng vẫn có thể thoát ra quả bóng ngày một xẹp dần.
Câu 5: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước.
* Giải thích:
- Do giữa các phân tử nước có khoảng cách.
- Khi đó các phân tử không khí có thể xen vào đó được.
=> Cá vẫn sống được trong nước vì có các phân tử không khí có thể xen vào đó.