[toc:ul]
Các câu hỏi giữa bài
Câu 1: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên
Câu 2: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt
Các bài tập cuối bài
Câu 3: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của đồng và nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 4: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt
Câu 5: Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Câu 1: Thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên: dùng một miếng bìa cứng, xoa đều lên miếng đồng.
Câu 2: Thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt: Hơ một miếng sắt trên ngọn lửa một lúc lâu.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài
Câu 3: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng của miếng đồng giảm còn nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
Câu 4: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Vậy có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
Câu 5: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài:
=> Cơ năng giảm dần do va chạm giữa quả bóng và mặt sàn, ma sát giữa quả bóng và không khí -> một phần cơ năng chuyển thành nhiệt năng.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Câu 1: Nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên:
- Dùng một miếng bìa cứng, xoa đều lên miếng đồng, sau một thời gian, miếng đồng sẽ nóng lên.
- Dùng búa đập lên miếng đồng, thực hiện nhiều lần như vậy, miếng đồng sẽ nóng lên.
Câu 2: Nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt:.
- Hơ một miếng sắt trên ngọn lửa, một lúc sau miếng sắt nóng lên.
- Đặt miếng sắt lên một vật nóng ví dụ như nồi nước sôi, một lúc sau miếng sắt nóng lên.
Câu 3: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh.
- Nhiệt năng của miếng đồng giảm còn nhiệt năng của nước tăng.
=> Đây là sự truyền nhiệt.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài
Câu 4: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng như sau:
- Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên, trong hiện tượng này có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng cơ năng sang nhiệt năng.
=> Đây là sự thực hiện công.
Câu 5: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài như sau:
- Trong thí nghiệm về thả quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần -> cuối cùng không nảy lên nữa.
- Trong hiện tượng này, cơ năng giảm dần do có sự ma sát giữa quả bóng và không khí, giữa quả bóng và mặt sàn.
- Qua đó làm cho cho một phần cơ năng chuyển thành nhiệt năng của không khí xung quanh quả bóng, nhiệt năng của quả bóng và nhiệt năng của mặt sàn.