Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập Bài 10: Cảm xúc Trường Sa

Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập Bài 10: Cảm xúc Trường Sa. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 10

Bài đọc: Cảm xúc Trường Sa

Luyện từ và câu: Luyện tập về hai thành phần chính của câu

Luyện viết bài văn kể lại một câu chuyện

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cảm xúc Trường Sa.
  • Luyện tập chung về hai thành phần chính của câu.
  • Viết được bài văn kể lại một câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

  1. Phẩm chất:
  • Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc trước những tấm gương hi sinh vì quê hương, đất nước.
  • Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án, SHS Tiếng Việt 4, VBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1.
  • Tranh, ảnh sưu tầm.
  1. Đối với học sinh:
  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV trình chiếu hình ảnh quần đảo Trường Sa và mời 1 – 2 HS nêu một số thông tin em biết về quần đảo. Các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu vài nét về quần đảo Trường Sa cho HS: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, gồm một dãy hơn 100 đảo, bãi ngầm, cồn cát, bãi đá san hô,… bao bọc một vùng biển rộng hàng trăm ngàn km2. Quần đảo được chia thành nhiều cụm như: Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên… Mưa nắng, bão tố rất khắc nghiệt, nhưng vùng biển đảo và quần đảo Trường Sa có vị thế chiến lược quan trọng, vô cùng tươi đẹp, giàu tiềm năng kinh tế biển, là một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài ôn tập:

+ Bài đọc: Cảm xúc Trường Sa.

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về hai thành phần chính của câu.

+ Luyện viết bài văn kể lại một câu chuyện.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Cảm xúc Trường Sa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Cảm xúc Trường Sa với giọng đọc trìu mến, tình cảm, tự hào; đọc đúng nhịp thơ, đọc diễn cảm những câu thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của tác giả về Tổ quốc; biết nhấn giọng ở những từ ngữ bộc lộ cảm xúc hoặc miêu tả những gian khổ mà người lính bảo vệ biển đảo phải đối mặt.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau.

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm hai thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nhắc lại khái niệm chủ ngữ, vị ngữ của câu.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Câu thường gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào? Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn kể lại một câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 – 2 HS nêu cấu tạo của bài văn kể lại một câu chuyện. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Cảm xúc Trường Sa.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về chủ ngữ và vị ngữ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

+ Kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện.

+ Nội dung bài đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện làm nổi bật đặc điểm của nhân vật lịch sử (VD: chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói,… của nhân vật).

+ Thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện hoặc đối với nhân vật lịch sử dược nói đến trong câu chuyện.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Cảm xúc Trường Sa, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn lại các kiến thức đã học về chủ ngữ, vị ngữ.

+ Hoàn chỉnh bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS nêu thông tin em biết về quần đảo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

- HS trả lời: Câu thường gồm hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.

- Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,…

- Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,…

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

* Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

* Thân bài:

+ Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện.

+ Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật.

* Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

D

B

A

A

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1:

Chú ý:

- Dấu / ngăn cách giữa các thành phần câu.

- Chữ ngữ: chữ màu xanh lá

- Vị ngữ: chữ màu xanh dương

Dưới đáy biển, những chú tôm cá nhỏ/ rất thích len lỏi trong chòm râu óng ánh muôn màu của ông già san hô vào những đêm trăng sáng. Ông già san hô/ thật là hiền hậu! Chẳng ai biết ông/ đã bao nhiêu tuổi. Còn ông thì chẳng có chuyện chi ở dưới biển này mà ông không biết. Được nghe ông kể chuyện/ là một điều lí thú đối với bầy tôm cá của biển.

Bài 2: VD:

a. Các chú bộ đội tạm biệt xóm làng và lên đường hành quân.

b. Cậu bé đứng cạnh cây chuối mặc áo màu xanh đậm.

c. Cậu bé rất buồn khi tiễn các chú bộ đội lên đường.

Bài 3: VD:

Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Hồ được bao quanh bởi những dãy núi đá hùng vĩ và bạt ngàn những cánh rừng nhiệt đới.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Tải giáo án buổi 2 cực hay Tiếng việt 4 KNTT ôn tập Bài 10: Cảm xúc Trường Sa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập Bài 10: Cảm xúc Trường Sa, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập Bài 10: Cảm xúc Trường Sa

Soạn giáo án buổi 2 Tiếng việt 4 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay