Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Tiếng việt 4 kết nối tri thức bản mới nhất ôn tập Bài 19: Đi hội chùa Hương. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV trình chiếu hình ảnh một số lễ hội mùa xuân và giới thiệu khái quát cho HS. 1. Lễ hội chùa Hương Lễ hội Chùa Hương hay trẩy hội Chùa Hương là lễ hội lớn nhất và kéo dài nhất ở Việt Nam. Lễ hội chùa Hương được tổ chức tại khu thắng cảnh Hương Sơn nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội Chùa Hương kéo dài từ ngày mùng 6 Tết cho tới hết tháng 3 Âm lịch. 2. Lễ hội Yên Tử Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi tín ngưỡng tâm linh của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Yên Tử chính là nơi bắt nguồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và cũng là trung tâm Phật Giáo Việt Nam. Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) sẽ bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm và kéo dài đến tận tháng 3 Âm lịch. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Bài đọc: Đi hội chùa Hương. + Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu ngoặc kép. + Luyện tập quan sát cây cối. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Đi hội chùa Hương a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Đi hội chùa Hương với giọng đọc chậm rãi, tình cảm tha thiết, tự hào; đọc đúng nhịp thơ, ngắt giọng mỗi câu thơ theo nhịp 2/3 hoặc 3/2; biết nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của chùa Hương thơ mộng, thể hiện cảm xúc của người đi hội trước cảnh đẹp và không khí lễ hội ở chùa Hương. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi HS đứng dậy đọc bài, mỗi bạn đọc 1 đoạn và đọc nối tiếp nhau. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được thêm một công dụng của dấu ngoặc kép. b. Cách tiến hành - GV mời 1 – 2 HS nêu công dụng của dấu ngoặc kép. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các bước quan sát cây cối. b. Cách tiến hành - GV mời 1 – 2 HS nêu các bước quan sát cây cối. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Đi hội chùa Hương. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về dấu ngoặc kép. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Đi hội chùa Hương để khắc sâu ý nghĩa bài đọc, hình thành và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. + Ôn lại các kiến thức đã học về dấu ngoặc kép. + Biết cách quan sát cây cối. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS chú ý lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS tập trung lắng nghe. - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS trả lời. Ngoài công dụng đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại, dấu ngoặc kép có thể được dùng để đánh dấu tên tác phẩm (bài thơ, bài văn,…), tên tài liệu (tạp chí, báo,…). - HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời. Các bước quan sát cây cối: + Lựa chọn cây để quan sát (cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa,…). + Quan sát trực tiếp cây ở trường, trong vườn nhà, trên đường,… hoặc quan sát cây qua tranh ảnh, video,… + Sử dụng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi,…) để quan sát cây (quan sát bao quát toàn bộ cây, quan sát chi tiết từng bộ phận; quan sát sự vật, hoạt động có liên quan đến cây). + Ghi chép kết quả quan sát. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a. Đánh dấu tên bài thơ, bài hát. b. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp. c. Đánh dấu tên tác phẩm. Bài 2: Câu cần tìm là: a. “Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. d. Dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Bài 3: VD: Khi còn nhỏ xíu, mình đã thuộc bài thơ “Kể cho bé nghe” của Trần Đăng Khoa. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).
- HS xung phong báo cáo kết quả. Câu 1: Cây ăn quả lựa chọn: cây cam - Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch. - Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành. - Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống. - Tán lá dày, xanh thẫm. Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi. - Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết. - Quả cam thường kết từng chùm. - Quả non màu xanh, quả chín màu vàng và rất mọng. Câu 2: - Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây. - Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh. - Lá phượng nhỏ nhắn như lá me. - Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực một khoảng trời. - Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh. - Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ. - Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng. - Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Trường:.......................................................................................... Lớp:............. Họ và tên HS:...................................................................................................... PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 ÔN TẬP BÀI 19 Bài đọc: Đi hội chùa Hương Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu ngoặc kép Luyện tập quan sát cây cối
PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Chùa Hương nằm ở tỉnh/ thành phố nào nước ta? A. Hạ Long. B. Ninh Bình. C. Thái Bình. D. Hà Nội. Câu 2: Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Tiếng việt 4 KNTT, giáo án buổi chiều Tiếng việt 4 Kết nối ôn tập Bài 19: Đi hội chùa Hương, giáo án dạy thêm Tiếng việt 4 Kết nối tri thức ôn tập Bài 19: Đi hội chùa Hương