[toc:ul]
Câu 1: Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong những đoạn văn sau (Sgk)
Trả lời:
- Đoạn văn a: lí lẽ và dẫn chứng không ăn nhập với nhau. Dùng từ thừa, câu thiếu chặt chẽ.
- Đoạn văn b: quan hệ từ không chỉnh.
- Đoạn văn c: luận điểm với luận cứ không ăn nhập với nhau
- Đoạn văn d: Câu 3 và 4 có nội dung không phù hợp với nhau
- Đoạn văn e: Các câu sau không tập trung làm sáng tỏ vấn đề
- Đoạn văn g: Câu trích dẫn không phù hợp với ý kiến đưa ra.
- Đoạn văn h: Đưa ra những câu mà ý nghĩa không ăn nhập với nhau.
Câu 2: Chữa lại các đoạn văn trên để lập luận chặt chẽ, logic và có sức thuyết phục
Trả lời:
- Đoạn văn a: Những câu tục ngữ cung cấp cho ta hiểu biết về cách đối nhân xử thế, đấu tranh xã hội. Mặt khác tục ngữ còn phổ biến kinh nghiệm, qua phán đoán thực tiễn: "Chuồn chuồn ... râm".
- Đoạn văn b: Người thanh niên trong Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn lạc quan yêu đời. Anh còn rất thèm người... lạc quan.
- Đoạn văn c: Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện sức mạnh tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. (nêu dẫn chứng trong truyện)
- Đoạn văn d: Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sông miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ". Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
- Đoạn văn e: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết truyện thơ này như có “máu chảy trên đầu ngọn bút" (Mộng Liên Đường chủ nhân). Đó chính là nỗi xót xa vô hạn trước kiếp hồng nhan bạc mệnh mà tiêu biểu là Thuý Kiều. Chính vì thế mà nhà thơ Tố Hữu đã khái quát rất đúng khi ông viết: “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều
- Đoạn văn g: “Cây xà nu là một loại cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là loại cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt. Rừng xà nu là biểu tượng của người dân Xô - man. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu gợi lên sự nối tiếp của thế hệ người dân nơi đây trong cuộc kháng chiến không cân sức với kẻ thù hung bạo là đế quốc Mĩ".
- Đoạn văn h: Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Các tác phẩm của văn học dân gian đều hướng con người tới sự kết hợp giữa cái tài và cái tâm, cái đẹp với cái thiện. Cô Tấm phải sống đi chết lại nhiều lần để cuối cùng trở lại làm người, giết kẻ thù, giành lại hạnh phúc.
Thạch Sanh cũng là hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm và chân thật, bị mẹ con Lí Thông gian tham độc ác đánh lừa nhưng cuối cùng chàng vẫn được làm phò mã, nối ngôi vua. Những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước và gắn bó với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha, biết rèn mình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn con người. Văn học dân gian còn tiêu biểu cho nhiều phong cách nghệ thuật, đặt nền móng cho văn học viết.
Nhà văn học gì ở truyện cổ tích, nhà thơ học gì ở ca dao. Phải chăng đó là văn học về cốt truyện, bố cục truyện, những tình tiết, sự kiện, tình huống gây cho người đọc người nghe sự hứng thú. Cách nói so sánh, ẩn dụ, nhân hoá... của ca dao là những bài học sáng giá cho những nhà thơ..