Bài soạn siêu ngắn: Việt Bắc - Phần tác giả - Ngữ văn lớp 12

Bài soạn siêu ngắn: Việt Bắc - Phần tác giả- trang 94 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý..

[toc:ul]

Câu 1: Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

Trả lời:

  • Tố Hữu ( 1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
  • Quê hương: làng Phù Lai nay thuộc Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
  • Gia đình: bố và mẹ đều là con nhà nho, cả hai đã truyền cho ông tình yêu tha thiết với Văn học dân gian.
  • Tố Hữu tham gia cách mạng sớm và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ Huế.

Câu 2: Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?

Trả lời:

Những chặng đường cách mạng của nhà thơ gắn với 7 tập thơ lớn. Đó là:

  • Từ ấy (1937 – 1946)
  • Việt Bắc (1946 – 1954)
  • Gió lộng (1955 – 1961)
  • Ra trận (1962 – 1971)
  • Máu và hoa (1972 – 1977)
  • Một tiếng đờn (1992)
  • Ta với ta (1999)

Câu 3: Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?

Trả lời:

Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì: thơ ông chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 4: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

Trả lời:

  • Về thể thơ: vận dụng thể thơ truyền thống của dân tộc: thể lục bát, thể thất ngôn
  • Về ngôn ngữ: ngôn ngữ thân thuộc, gần gũi, có tính nhạc và sử dụng tài tình cách từ láy, các thanh điệu, các vần...

[Luyện tập] Câu 1: Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.

Trả lời:

Phân tích một đoạn trong bài thơ Việt Bắc: Mình về mình có nhớ ta....Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

Dàn ý:

Mở Bài: Giới thiệu Tố Hữu và cuộc đời ông

Thân bài:

Bốn câu thơ đầu:

  • Là tình cảm đồng cam cộng khổ của nhân dân Tây Bắc và người chiến sĩ cách mạng suốt 15 năm (1945-1954), đây là khoảng thời gian có ý nghĩa sâu đậm
  • Tình cảm tác giả thể hiện còn gắn với thiên nhiên hùng vĩ tây Bắc.
  • Nghệ thuật: âm hưởng dân ca (mình, ta), phép lặp từ và đậm chất dân gian.

Bốn câu thơ sau:

  • Tình cảm lưu luyến, bị rịn buổi chia tay => tình cảm keo sơn gắn bó của người dân Tây Bắc với các chiến sĩ Cách Mạng
  • Tình cảm đó được thể hiện qua các hình ảnh: áo chàm, cầm tay, cảm xúc bâng khuâng, bồn chồn...

Kết bài: Nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

[Luyện tập] Câu 2: Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?

Trả lời:

Nhận xét đó có nghĩa là: thơ Tố Hữu có tính trữ tình - chính trị (Thể thơ lục bát đậm chất nhạc, chất dân gian, giọng thơ tâm tình nhưng nội dung thường nói về cách mạng, về kháng chiến, về lòng yêu nước và tinh thần dân tộc...)

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com