[toc:ul]
I. Vài nét về tiểu sử
1. Tiểu sử
2. Con người
II. Sự nghiệp sáng tác
1. Quan điểm sáng tác
a. Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự
b. Văn chương phải có tính chân thật và có tính dân tộc .
c. Văn chương phải có tính mục đích
2. Di sản văn học
Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách: văn chính luận, truyện kí, thơ ca.
3. Phong cách nghệ thuật
- Nét chung: Phong cách nghệ thuật của Bác rất độc đáo, đa dạng, hấp dẫn. Luôn hướng tới cuộc sống, niềm vui, ánh sáng
- Mỗi thể loại mang phong cách nghệ thuật riêng
Câu 1: Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
Trả lời:
a. Văn học là vũ khí phục vụ kháng chiến.
b. Văn chương phải có tính chân thật và có tính dân tộc .
c. Văn chương phải có tính mục đích
=> văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng, vừa có giá trị nghệ thuật sâu sắc
Câu 2: Hãy nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh
Trả lời:
- Văn chính luận: được viết với lí trí và trí tuệ sắc sảo, lòng yêu nước thương dân và kêu gọi tinh thần đoàn kết chiến đấu.
- Truyện và kí: tố cáo thực dân, phong kiến, đề cao tấm gương yêu nước, yêu CM. Bút pháp nghệ thuật độc đáo.
- Thơ ca: khắc hoạ vẻ đẹp tài hoa, nghị lực, nhân cách cao đẹp. Bút pháp cổ điển.
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
Trả lời:
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia đình , môi trường văn hoá , hoàn cảnh sống , hoạt động cách mạng , cá tính và quan điểm sáng tác.
- Văn chính luận: sắc bén, đanh thép, thuyết phục.
- Truyện và kí: nghệ thuật trào phúng sắc bén, tính chiến đấu và vẻ đẹp hiện đại.
- Thơ ca: giản dị, dễ nhớ, phù hợp với đối tượng nhắm đến.
[Luyện tập] Câu 1: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh
Trả lời:
Bút pháp cổ điển: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, đề đài "mùa thu" quen thuộc trong thơ xưa, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ước lệ tượng trưng...
Bút pháp hiện đại: hình ảnh gắn với hiện thực, ngôn ngữ đậm dấu ấn cá nhân
[Luyện tập] Câu 2: Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh (chị) tiếp thu được khi học và đọc những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Bài học: nghị lực sống phi thường, tâm hồn lạc quan, yêu tự do, yêu nước nồng nàn.