[toc:ul]
Bố cục: 4 phần
Mạch truyện sẽ được dẫn dắt hợp lý. Tất cả các cảnh huống được thể hiện trong truyện đều khởi đầu từ việc anh Tràng nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp ấy
Sở dĩ người dân xóm ngụ cư và các nhân vật khác trong truyện như bà cụ Tứ, và cả bản thân Tràng đều đã ngạc nhiên vì Tràng có vợ giữa cảnh nạn đói đang đe dọa.
Sự ngạc nhiên cho thấy tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ, vừa nghịch lí nhưng cũng vừa có lí ( nghịch lí là anh cu Tràng có vợ giữa những ngày đói, không biết có nuôi nổi mình không mà còn đèo bòng; có lí là vì đói nên anh cu Tràng kẻ tưởng chừng đã ế không lấy được vợ vì đói khát nên mới có vợ theo, cô vợ cũng chỉ vì đói nên theo Tràng)
Qua tình huống đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
Lấy vợ là việc có ý nghĩa quan trọng đánh dấu một bức ngoặc lớn. Vì thế sẽ phải được tổ chức long trọng có sự chứng kiến của bà con hai bên họ hàng đến chúc mừng. Nhưng ở đây, chỉ với vài câu bông đùa mà Tràng đã có vợ.Còn chị vợ không cần phải cưới hỏi hay của hồi môn mà chỉ vài bát bánh đúc đã theo không Tràng về nhà.
Như vậy, qua hiện tượng nhặt được vợ của Tràng ta thấy rõ hơn tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Cái đói, cái rét làm mất đi nhu cầu hạnh phúc của con người, họ phải làm mọi cách để bám víu cuộc sống, để có cái ăn, cái mặc.
Lúc quyết định lấy vợ: lo lắng nghĩ "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". Thế nhưng, cuối cùng Tràng lại tặc lưỡi một cái "chậc, kệ". Đấy chính là niềm khát khao của người nông dân về mái ấm gia đình luôn trong tiềm thức của người nông dân
Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: khi dẫn vợ về nhà qua xóm ngụ cư Tràng không lầm lũi như mọi ngày nữa, tâm trạng hắn khác hẳn, vẻ mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường.
Trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ:Tâm trạng của Tràng cũng có sự đổi khác. Vì khao khát hạnh phúc vì thế khi có vợ, hắn đã thay đổi thấy bản thân trưởng thành, thấy mình có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này, thấy cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng.
Tâm trạng bà cụ Tứ buồn vui lẫn lộn, bà buồn vì thấy thương và xót xa cho con trai mình, Bà lo lắn liệu rằng chúng nó có nuôi nổi nhau cơn đói khát này không.
Bà vui vì con trai mình đã có vợ, nó yên bề nó
Bà là điển hình của người mẹ nông dân đôn hậu lòng yêu thương sâu sắc mà Kim Lân đã khám phá ra.
Trước hết là cách kể chuyện hấp dẫn, cách dựng cảnh với nhiều chi tiết đặc sắc. Cụ thể Kim Lân đã dựng lên một tình huống truyện độc đáo anh cu Tràng người đàn ông tưởng chừng đã ế vợ ấy vậy mà lại có vợ, vợ ở đây lại là nhặt được
Tác gải kể bằng ngôn từ hài hước, chân thực vừa gây cười lại khiến người đọc xúc động.
Kim Lân cũng thể hiện sự tài tình của mình khi miêu tả diễn biễn tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên chân thực (tâm trạng của Tràng khi quyết định lấy vợ, lúc dẫn vợ về qua xóm ngụ cư, lúc tỉnh dậy trong buổi sáng sau khi đã có vợ; hay tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ)