Bài soạn siêu ngắn: Thực hành một số phép tu từ cú pháp - Ngữ văn lớp 12

[toc:ul]

I. Phép lặp cú pháp

Câu 1: Trong các đoạn văn, đoạn thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lặp lại cả kết cấu cú pháp. Hãy xác định những câu có lặp kết cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó....

Trả lời:

a.Các cặp câu có kết cấu lặp:

  • Sự thật là...của Pháp nữa.
  • Sự thật là... phải từ tay Pháp.
  • Dân ta đã đánh đổ...Việt Nam độc lập.
  • Dân ta lại đánh đổ...Dân chủ Cộng hòa.

Tác dụng: nhấn mạnh ý, tạo âm hưởng đanh thép, hùng hồn.
b. Lặp kết cấu: ... là của ...

  • Lặp từ ngữ: Những cánh đồng thơm mát, Những ngả đường bát ngát, Những dòng sông đỏ nặng phù sa
  • Định ngữ: Những
  • Danh từ: cánh đồng, ngả đường, dòng sông
  • Định ngữ: thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa
  • Tác dụng: nhấn mạnh niềm tự hào và tình yêu tha thiết với đất nước.

c. Lặp kết cấu: Nhớ sao...

Tác dụng: Biểu hiện nỗi nhớ da diết.

Câu 2: So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau của chúng...

Trả lời:
Phép lặp cú pháp thể hiện ở từng thể loại:
a. Phép đối chặt chẽ về số lượng tiếng, về từ loại, về kết cấu ngữ pháp của từng vế.
b. Số tiếng ở hai câu bằng nhau, phép lặp còn phối hợp với phép đối.
c. Kết cấu ngữ pháp, số lượng tiếng giống nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa.
d. Thường phối hợp với phép đối, tồn tại trong một cặp câu.

Câu 3: Hãy tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 ba câu văn hoặc thơ có sử dụng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó.

Trả lời:

1. Con sóng dưới lòng sâu./ Con sóng trên mặt nước.

2. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

3. Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

II. Phép liệt kê

Câu 1: Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích sau: a. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo...

Trả lời:

a. Nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, dầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

b. Lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

III. Phép chêm xem

Câu 1: Phân tích bộ phận in đậm trong các câu sau đây về các mặt: Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu/ Dấu câu tách biệt bộ phận đó/ Tác dụng của bộ phận đó đối với việc bổ sung thông tin...

Trả lời:
Vị trí: ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích

a.  (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong)

  • là trạng ngữ cho vị ngữ "thị hỏi hắn".
  • tach biệt bởi dấu ngoặc đơn (...)
  • Tác dụng: để bổ sung thông tin cái khoảnh khắc "Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn" (tức Chí Phèo).

b. cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau

  • Bổ sung cho từ "cô độc".
  • Dấu tách biệt: dấu phẩy (,)
  • Tác dụng: giải thích, làm rõ ý nghĩa của từ "cô độc" đối với nhân vật Chí Phèo lúc bấy giờ .

c. có ai ngờ và thương thương quá đi thôi là phần chêm xen, nằm ở cuối câu, được tách bằng dấu ngoặc đơn.
d. Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho "chúng tôi", nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy (,).

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó

Trả lời:

Tố Hữu, lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng là tác giả bài thơ Việt Bắc. Bài thơ đã nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm kháng chiến chống Pháp và để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người nơi đây.

  • Thành phần chêm xen được in đậm .
  • Tác dụng: cung cấp thêm thông tin về nhà thơ Tố Hữu.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com