Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoá học 8 Cánh diều (đề tham khảo số 1))

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoá học 8 cánh diều (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Nếu dùng kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm thì nên đặt kẹp ở vị trí

A. gần miệng ống nghiệm

B. 1/2 ống nghiệm

C. 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống

D. 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống

Câu 2: (NB) Phản ứng hóa học là

A. Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.

B. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

C. Sự trao đổi của hai hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.

D. Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.

Câu 3: (NB) Thể tích 1 mol của hai chất khí bằng nhau nếu được đo ở

A. cùng nhiệt độ

B. cùng áp suất

C. cùng nhiệt độ và khác áp suất

D. cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Câu 4: (NB) Dung dịch là hỗn hợp _____________ của chất tan và dung môi

A. huyền phù

B. đồng nhất

C. chưa đồng nhất

D. chưa tan

Câu 5 (TH): Chọn đáp án sai. Khi đun nóng hóa chất cần phải lưu ý:

A. Hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hóa chất.

B. Khi đưa chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60o với phương nằm

ngang).

C. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người

D. Khi đun chất lỏng cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 45o

Câu 6 (TH): Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?

A. Phản ứng nung đá vôi CaCO3.

B. Phản ứng đốt cháy khí gas.

C. Phản ứng hòa tan viên C sủi vào nước.

D. Phản ứng phân hủy đường.

Câu 7 (VD): Số nguyên tử Iron có trong 280 gam Iron là:

A. 20,1.1023

B. 25,1.1023

C. 30,1.1023

D. 35,1.1023

Câu 8 (VD): Cho sơ đồ phản ứng sau:  FexOy+ CO → Fe + CO2

Hệ số của CO là

A. x + y.

B. 2x - y.

C. x - y.

D. 2x + 2y.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm)

(NB) Hãy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay phản ứng thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau:

(a) Ngọn nến đang cháy.

(b) Hòa tan viên vitamin C sủi vào nước.

(c) Phân hủy đường tạo thành than và nước.

(d) Cồn cháy trong không khí.

Câu 2: (3 điểm)

1) (NB) Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau:

a) Fe + O− − → Fe3O4

b) Al + HCl − − → AlCl3 + H2

c) Al2(SO4)3 + NaOH − − → Al(OH)3 + Na2SO4

d) CaCO3 + HCl − − → CaCl2 + CO2 + H2O

2) (TH) Đốt cháy m g kim loại Magnesium Mg trong không khí thu được 8g hợp chất Magnesium oxide (MgO). Biết rằng khối lượng Magnesium Mg tham gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxygen (không khí) tham gia phản ứng.

a. Viết phản ứng hóa học.

b. Tính khối lượng của Mg và oxygen đã phản ứng.

Câu 3. (2 điểm) Dung dịch sát khuẩn Povidine 10% được ứng dụng rộng rãi trong sát khuẩn các vết thương. Một chai Povidine 10% có thể tích là 20 ml với nồng độ iodine là 10%, chất lỏng cho vào để hòa tan iodine là cồn 700.

a. (VDC) Hãy tính khối lượng iodine cần lấy để pha được dung dịch cồn iodine có nồng độ 10%. Biết cồn 700 có khối lượng riêng là 0,86 g/ml.

b. (VD) Nêu cách pha 20ml dung dịch cồn iodine 10%

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

1. C

2. B

3. D

4. B

5. D

6. B

7. C

8. C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

CâuNội dung đáp ánBiểu điểm

Câu 1

 

(a) Phản ứng tỏa nhiệt vì làm nóng môi trường xung quanh.

(b) Phản ứng thu nhiệt vì sau khi C sủi tan vào nước làm cốc nước mát hơn (giảm nhiệt độ).

(c) Phân hủy đường là phản ứng thu nhiệt vì phải cung cấp nhiệt (đun) liên tục trong quá trình phản ứng.

(d) Cồn cháy là phản ứng tỏa nhiệt vì làm môi trường xung quanh nóng lên.

0,25 đ

0,25 đ

 

0,25 đ

 

0,25 đ

Câu 2

1.

3Fe + 2O2 → Fe3O4

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 

Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

2.

a. 2Mg + O2  → 2MgO

b. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mMg+ mO2= mMgO 

=> 1,5 mO2+ mO2= mMgO

  Vì mMg= 1,5.mO2

=> mO2= 8/2,5 = 3,2 (g)

Vậy mMg= 1,5.mO2= 1,5.3,2 = 4,8 (g)

 

 1,0 đ

(0,25đ/PT)

 

 

 

 

 

Câu 3

a. Khối lượng dung dịch lúc sau:

mdd sau  = mIodine + mdd cồn 70 = mIodine + 0,86.20 = mIodine + 17,2 (g)

Khối lượng iodine cần lấy để pha được 20 ml dung dịch cồn iodine 10%

b. Cách pha chế:

Bước 1: Cân chính xác 1,76 gam iodine và cho vào cốc

Bước 2: Dùng pipet hút chính xác 20 ml cồn 700 cho vào cốc chứa 1,91 gam iodine

Bước 3: Dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho đến khi iodine tan hết ta thu được dung dịch cồn iodine 10%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC)– CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU

1

0

1

0

0

0

0

 

2

0

1

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

3

2 ý

1

1 ý

2

1 ý

0

1 ý

6

5 ý

9

Tổng số câu TN/TL

4

2 ý

2

1 ý

2

1 ý

0

1 ý

8

5 ý

 

Điểm số

2

2

1

2

1

1

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

MỞ ĐẦU

0

2

 

 

 Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

Nhận biết

 

- Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất.

- Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.

0

1

 

C1

Thông hiểu

 

- Trình bày được lưu ý khi đun nóng hoá chất

0

1

 

C5

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT 

5 ý

6

 

 

1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

 

Nhận biết- Nêu được khái niệm, biến đổi vật lý, biến đổi hóa học.

0

0

0

0

Thông hiểu

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lý và hóa học trong thực tiễn

 

 

 

 

Vận dụng- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lý và biến đổi hóa học.

 

 

 

 

2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa họcNhận biết

- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm, phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt..

- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

1

1

C1

C2

Thông hiểu

- Chỉ ra được trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra  

 

1

 

C6

Vận dụng- Vận dụng được các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

 

 

 

 

3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

 

Nhận biết

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết.

- Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

1

 

C2.1

 

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết.

1

 

C2.2

 

Vận dụng

- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học của một số phản ứng cụ thể.

- Tính tổng hệ số của các chất sản phẩm trong phương trình có các chỉ số là ẩn x,y.

 

1

 

C8

4. Mol và tỉ khối chất khíNhận biết

- Nêu được khái niệm mol.

- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

- Nêu được điều kiện chuẩn của chất khí.

 

1

 

C3

Thông hiểu- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác.

 

 

 

 

Vận dụng

- Tính được khối lượng mol và chuyển đổi được giữa số mol và khối lượng, thể tích chất khí ở đkc

- Tính số nguyên tử, phân tử dựa vào khối lượng,   thể tích chất khí ở đkc

 

1

 

C7

5. Tính theo phương trình hóa họcNhân biết- Nêu được khái niệm, công thức tính của hiệu suất phản ứng

 

 

 

 

Thông hiểu- Tính được chất lượng phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25oC.

 

 

 

 

Vận dụng cao- Tính được hiệu suất một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế.

 

 

 

 

6. Nồng độ dung dịchNhận biết

- Nêu được dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi

- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ %, nồng độ mol.

 

1

 

C4

Thông hiểu- Tính được độ tan, nồng độ %, nồng độ mol theo công thức.

 

 

 

 

Vận dụng- Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

1

 

C3.2

 

Vận dụng cao

- Tính được khối lượng dung dịch đã biết nồng độ dùng để pha dung dịch mới với nồng độ khác.

- Tính theo PTHH có áp dụng công thức về nồng độ

1

 

C3.1

 

Tìm kiếm google: Đề thi Hoá học 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoá học 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoá học 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hóa học 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com