Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoá học 8 Cánh diều (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoá học 8 cánh diều (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Dụng cụ sau đây có tên gọi là gì?

A. Cốc thủy tinh.

B. Bình nón (bình tam giác).

C. Lọ đựng hóa chất.

D. Ống đong.

Câu 2: (NB) Sản phẩm của phản ứng: sodium + oxygen →  sodium oxide là

A. sodium.

B. oxygen.

C. sodium oxide.

D. sodium và oxygen.

Câu 3: (NB) Việc đầu tiên khi có đám cháy ở phòng thí nghiệm

A. Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy.

B. Cắt điện khu vực xảy ra cháy.

C. Sử dụng các phương tiện để dập cháy.

D. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.

Câu 4: (NB) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ.

B. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ.

C. Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ.

D. Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn.

Câu 5 (TH): . Cho các hiện tượng sau sau:

(a). Hiện tượng băng tan.

(b). Thức ăn bị ôi thiu.

(c). Xích xe đạp bằng thép lâu ngày bị phủ một lớp gỉ màu đỏ nâu.

(d). Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

Số hiện tượng có xảy ra phản ứng hóa học là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6 (TH): Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học?

A. Hiện tượng băng tan.

B. Hòa tan vôi sống vào nước thu được vôi tôi.

C. Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.

D. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các giọt sương tan dần.

Câu 7 (VD): Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6). Nguyên nhân sâu xa của tình trạng mưa axit bắt nguồn từ việc con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ... cho quá trình sống, phát triển sản xuất. Một trong những tác nhân gây ra hiện tượng mưa axit kể trên là chất khí A có công thức phân tử dạng RO2. Biết tỉ khối khí A so với H2 là 32. Công thức phân tử của khí A là?

A. SO2

B. CO2

C. NO2

D. H2S

Câu 8 (VD): Cho một thanh nhôm tác dụng với dung dịch hydrochloric acid thu được 26,7 gam muối nhôm và thấy có 0,6 gam khí hydrogen thoát ra. Tổng khối lượng của các chất phản ứng là:

A. 26 gam

B. 27,3 gam

C. 26,1 gam

D. 25,5 gam

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2 điểm) (NB) Trình bày cách lấy hoá chất rắn và cách lấy hoá chất lỏng

Câu 2: (2 điểm) (TH) Cho các sơ đồ phản ứng sau:

a) Na + O2 → Na2O

b) P2O5 + H2O → H3PO4

c) Fe(OH)3 →Fe2O3 + H2O

d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + NaCl

Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Câu 3. (2 điểm) . Đá đôlômit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra hai oxide là Calcium oxide CaO và Magnesium oxide MgO và thu được khí carbon dioxide.

a. (VD) Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá dolomit.

b. (VDC) Nếu nung đá dolomit, sau phản ứng thu được 88 kg khí carbon dioxide và 104 kg hai oxide các loại. Tính khối lượng đá đã nung. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% và đá không có tạp chất.

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

1. B

2. C

3. A

4. B

5. B

6. B

7. A

8. B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

CâuNội dung đáp ánBiểu điểm

Câu 1

(2đ)

 

Cách lấy hoá chất rắn

Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc.

Khi lấy hóa chất rắn ở các dạng hạt to, dây, thanh có thể dụng panh/ kẹp để gắp. Không được đặt lại thìa/panh vào lọ đựng hoá chất sau khi sử dụng.

Cách lấy hoá chất lỏng

Thường phải rót qua phễu, ống đong có mỏ nhọn hoặc cốc, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hóa chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn dán lên phía trên để tránh các giọt hoá chất dính vào nhãn dán làm hỏng nhãn dán.

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

(2đ)

a) 4Na + O2 → 2Na2O

Tỉ lệ: Số nguyên tử Na:Số phân tử O2:Số phân tử Na2O = 4:1:2.

b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Tỉ lệ:

Số phân tử P2O5 : Số phân tử H2O : Số phân tử H3PO4 = 1:3:2.

c) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Tỉ lệ:

Số phân tử Fe(OH)3 : Số phân tử Fe2O3 : Số phân tử nước = 2 : 1 : 3.

d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl

Tỉ lệ:

Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử CaCl2 : Số phân tử CaCO3 : Số phân tử NaCl = 1 : 1 : 1 : 2.

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

 

 0,5đ

 

 

 

 

0,5đ

Câu 3

(2đ)

a) PTHH:

CaCO3 → CaO + CO2 

MgCO3 → MgO + CO2 

b) Phương trình tính khối lượng: 

mdolomit  = moxide + mcarbon dioxide 

=> mdolomit  = 104+88=192 (kg)

 0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC)– CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

MỞ ĐẦU

2

1 câu

1

0

0

0

0

0

3

1 câu

3,5

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

2

 

1

1 câu

2

1 ý

0

1 ý

5

2 câu

6,5

Tổng số câu TN/TL

4

1 câu

2

1 câu

2

1 ý

0

1 ý

8

3 câu

 

Điểm số

2

2

1

2

1

1

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

 

TN

 

MỞ ĐẦU

1

3

 

 

 Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn khoa học tự nhiên 8

Nhận biết

 

- Nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất.

- Nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn.

1

2

C1

C1, C3

Thông hiểu

 

- Trình bày được lưu ý khi đun nóng hoá chất

 

 

 

C5

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT 

3

6

 

 

1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

 

Nhận biết- Nêu được khái niệm, biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.

 

 

 

 

Thông hiểu

- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

- Phân biệt được sự biến đổi vật lý và hóa học trong thực tiễn

 

1

 

C6

Vận dụng- Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lý và biến đổi hóa học.

 

 

 

 

2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa họcNhận biết

- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất đầu và sản phẩm, phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt..

- Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.

- Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

 

2

 

C2, C4

Thông hiểu

- Chỉ ra được trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra 

 

 

 

 

Vận dụng- Vận dụng được các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

 

 

 

 

3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa họcNhận biết

- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.

- Nêu được khái niệm phương trình hóa học và các bước lập phương trình hóa học.

 

 

 

 

Thông hiểu

- Trình bày được ý nghĩa của phương trình hóa học.

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học để tìm khối lượng chất chưa biết.

- Xác định tỉ lệ hệ số tương ứng của các chất của phương trình

1

0

C2

 

 Vận dụng

- Lập được sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ và phương trình hóa học của một số phản ứng cụ thể.

- Tính tổng hệ số của các chất sản phẩm trong phương trình có các chỉ số là ẩn x,y.

 

 

 

 

4. Mol và tỉ khối chất khíNhận biết

- Nêu được khái niệm mol.

- Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.

- Nêu được điều kiện chuẩn của chất khí.

 

 

 

 

Thông hiểu- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác.

 

 

 

 

Vận dụng

- Tính số nguyên tử/ phân tử, khối lượng, thể tích chất khí ở đkc khi biết số mol và ngược lại.

- So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.

1

1

C3.a

C7

Vận dụng cao

- Tính được khối lượng mol và chuyển đổi được giữa số mol và khối lượng, thể tích chất khí ở đkc liên hệ định luật bảo toàn khối lượng

- Nêu được cách thu khí dựa vào tỉ khối chất khí.

1

1

C3b

C8

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi Hoá học 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoá học 8 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoá học 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hóa học 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com