Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Loài muỗi nào truyền kí sinh trùng gây bệnh sốt rét?

A. Muỗi Anopheles. B. Muỗi vằn. C. Muỗi Aedes. D. Muỗi Culex.

Câu 2. Nếu hàm lượng uric acid trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh

A. đái tháo đường. B. gout. C. viêm phổi. D. xơ vữa động mạch.

Câu 3. Bộ phận phân nhánh gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khí quản với phổi là

A. thanh quản. B. phế nang. C. màng phổi. D. phế quản.

Câu 4. Trong quá trình trao đổi khí giữa phế nang với mao mạch phổi và giữa mao mạch ở cơ quan với tế bào cơ quan, chất khí được trao đổi theo cơ chế

A. thẩm thấu. B. vận chuyển chủ động. 

C. khuếch tán. D. nhập bào, xuất bào.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng về sơ cứu cầm máu?

A. Chảy máu ở các dạng mạch máu có cách xử lí khác nhau.

B. Cần băng kín vết thương bằng băng cuộn, vết thương nhỏ có thể dùng băng dán y tế.

C. Nên đặt garo phía trên vị trí vết thương khoảng 5 cm.

D. Sử dụng cồn 70% hoặc nước muối sinh lí, nước sạch để sát trùng vết thương.

Câu 6. Cho các thành phần sau: da, kháng thể, nước mắt, phản ứng sốt, nước bọt, thực bào, phản ứng viêm, chất nhầy được hô hấp. Có bao nhiêu thành phần là hàng rào bảo vệ thứ hai của cơ thể?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6

Câu 7. Anh Nam và anh Hải cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Hải mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Biết anh Nam nhóm máu A, còn anh Hải nhóm máu B. Bệnh nhân có nhóm máu gì?

A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu B.  

C. Nhóm máu AB.  D. Nhóm máu O.

Câu 8. Virus đường hô hấp gây những bệnh như viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus xâm nhập vào cơ thể của con người từ mắt, mũi hay họng và chủ yếu là qua bàn tay. Hãy sắp xếp các nội dung dưới đây đúng với hướng dẫn các bước rửa tay theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

(1) Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia (5 lần).

(2) Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại (5 lần).

(3) Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô.

(4) Làm ướt tay bằng nước và xà phòng. Chà hai lòng bàn tay vào nhau.

(5) Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

(6) Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (5 lần).

A. (5) → (2) → (3) → (6) → (4) → (1). B. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6).

C. (4) → (2) → (5) → (1) → (6) → (3). D. (6) → (3) → (1) → (4) → (5) → (2).

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). 

a) Trình bày các bước tiến hành cấp cứu người bị đuối nước, ngạt (bị vùi lấp, ngạt khí độc), điện giật… dẫn đến ngừng thở, ngừng tim.

b) Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

Câu 2 (3 điểm). 

a) Nêu một số biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.

b) Lấy máu của 4 người: Dũng, Thảo, Thủy, Mai, biết mỗi người là một nhóm máu khác nhau. Tách máu ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu riêng). Sau đó trộn lẫn hồng cầu với huyết tương của 4 người, thu được kết quả như sau:

      Huyết tương

 

Hồng cầu

Dũng

Thảo

Thủy

Mai

Dũng 

Thảo 

+

+

+

Thủy

+

+

Mai

+

+

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: ( + ) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết.

      ( – ) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết.

Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

D

C

D

B

A

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a) Các bước tiến hành cấp cứu:

- Loại bỏ nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp và gọi ngay cấp cứu số máy 115.

- Tiến hành hô hấp nhân tạo theo các bước sau:

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng, cứng; lau đờm rãi, lấy hết dị vật trong mũi miệng; nới rộng quần áo.

Bước 2: Tiến hành ép tim và thổi ngạt trong 2 phút theo chu kì 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần liên tiếp.

+ Kĩ thuật ép tim: Hai bàn tay người cấp cứu chồng lên nhau, đặt ở vị trí 1/2 phía dưới của xương ức, khuỷu tay để thẳng, vuông góc với ngực nạn nhân. Ấn mạnh lồng ngực lún xuống 3 - 5 cm, thực hiện với tốc độ 100 - 120 lần/phút

+ Kĩ thuật thổi ngạt: 

  • Một tay giữ trán, một tay nâng cằm nạn nhân cho đầu ngửa tối đa.
  • Bóp mũi nạn nhân và đẩy hàm để miệng nạn nhân mở ra. Hít một hơi thật dài, áp khít miệng vào miệng nạn nhân, thổi mạnh đến khi thấy ngực phồng lên với tốc độ 15 - 18 lần/phút.

Bước 3: Đánh giá xem nạn nhân có thở lại được không bằng cách quan sát màu sắc môi, kiểm tra mạch cổ… trong thời gian không quá 10 giây.

→ Nếu chưa thấy dấu hiệu nạn nhân thở lại, tiếp tục thực hiện bước 2. 

→ Nếu nạn nhân có thể thở được, đặt nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và đưa đến đến cơ sở y tế gần nhất.

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

 

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

b) Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường vì khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2.

- Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích hô hấp hoạt động mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể cho đến khi lượng CO2 trong máu trở lại bình thường, thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường.

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

Câu 2

(3 điểm)

a) Một số biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể:

- Kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm → Phát hiện bệnh tật liên quan đến tim mạch để chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động và sinh hoạt phù hợp để bệnh được kiểm soát.

- Khắc phục và hạn chế những nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn → Nếu năng nhịp tim kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy tim và có thể làm tim ngừng hoạt động. Nếu tăng huyết áp kéo dài có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây bệnh.

- Ăn uống vệ sinh; khẩu phần ăn hợp lí (ăn đủ lượng, đủ chất, hạn chế dầu mỡ, ăn nhiều quả và rau xanh) → Ngăn chặn sự xâm nhập của một số virus, vi khuẩn… gây bệnh cho cơ thể; ăn nhiều dầu mỡ tác động không tốt đến hệ mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch…

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

b) Hồng cầu của Dũng không bị huyết tương của ai làm kết dính → Dũng nhóm máu O.

- Thảo cầu của Thảo đều bị huyết tương của 3 bạn khác kết dính → Thảo nhóm máu AB.

- Vì mỗi người một nhóm máu nên Thủy và Mai không thể nhóm máu O hoặc AB, chỉ có thể là A hoặc B.

→ Thủy nhóm máu A, Mai nhóm máu B và ngược lại.

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Máu và hệ tuần hoàn ở người

1

 

1

1 ý

1

1 ý

  

3

1

4,5

Thực hành về máu và hệ tuần hoàn 

  

1

     

1

 

0,5

Hệ hô hấp ở người

1

1 ý

1

   

1

1 ý

3

1

4,5

Môi trường trong và hệ bài tiết ở người

1

       

1

 

0,5

Tổng số câu TN/TL

3

 

3

 

1

 

1

 

8

2

10

Điểm số

1,5

2,5

1,5

1,5

0,5

1,5

0,5

0,5

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

4

8

 

Máu và hệ tuần hoàn ở người

Nhận biết

Xác định muỗi gây bệnh sốt rét.

 

1

 

C1

Thông hiểu

- Chỉ ra hàng rào bảo vệ thứ hai của cơ thể.

- Nêu một số biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó

1

1

C2a

C6

Vận dụng

- Liên hệ về hiến máu.

- Xác định nhóm máu của 4 người dựa trên dữ liệu đề bài cho.

1

1

C2b

C7

Thực hành về máu và hệ tuần hoàn

Thông hiểu

Chỉ ra nội dung không đúng về sơ cứu cầm máu.

   

C5

Hệ hô hấp ở người

Nhận biết

- Xác định cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp.

- Trình bày các bước tiến hành cấp cứu người bị đuối nước, ngạt (bị vùi lấp, ngạt khí độc), điện giật… dẫn đến ngừng thở, ngừng tim.

1

1

C1a

C3

Thông hiểu

- Chỉ ra cơ chế trao đổi khí.

 

1

 

C4

Vận dụng

- Liên hệ về hệ hô hấp ở người.

- Giải thích tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường

1

1

C1b

C8

Hệ bài tiết ở người

Nhận biết

Xác định đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết

 

1

 

C2

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com