Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhóm các nhân tố hữu sinh là

A. cỏ, nhiệt độ, chim sâu, sóc, nước.

B. ánh sáng, chất thải động vật, lá cây, nấm.

C. vi khuẩn, con người, chim ưng, cây xanh.

D. không khí, bọ cánh cứng, đất, gió.

Câu 2. Tập hợp sinh vật nào dưới đây là quần xã sinh vật?

A. Các cây lúa trong một ruộng lúa.

B. Các sinh vật sống trong một hồ nước và khu vực ven hồ.

C. Các cây sen trong một đầm sen.

D. Các con kiến trong một tổ kiến.

Câu 3. Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải trong hệ sinh thái?

A. Châu chấu. B. Cỏ. C. Ếch. D. Vi khuẩn.

Câu 4. Hệ động, thực vật với các đại diện là cây bao báp và các đàn động vật ăn cỏ lớn như ngựa vằn, linh dương,... là đặc trưng của khu sinh học

A. thảo nguyên. B. savan.

C. hoang mạc. D. rừng nhiệt đới.

Câu 5. Thực vật sống ở sa mạc thường có thân mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, rễ đâm sâu hoặc lan rộng. Nhân tố sinh thái nào không ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo của thực vật trong trường hợp này?

A. Nước và độ ẩm. B. Nhiệt độ.

C. Gió. D. Ánh sáng.

Câu 6. Quần xã nào dưới đây có độ đa dạng cao nhất?

A. Rừng nhiệt đới. B. Rừng ôn đới lá kim.

C. Sa mạc. D. Đồng rêu đới lạnh.

Câu 7. Hầu hết các khu rừng ở Việt Nam thuộc khu sinh học nào sau đây?

A. Rừng lá kim. B. Rừng mưa nhiệt đới.

C. Rừng ôn đới. D. Savan.

Câu 8. Cho các nhóm sinh vật sau:

(1) Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn.

(2) Cây tràm trong quần xã rừng U Minh.

(3) Bò rừng Bison sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mỹ.

(4) Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ.

(5) Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới.

Dạng sinh vật nào thuộc loài ưu thế?

A. (1) và (2). B. (1), (3) và (5). 

C. (2), (4) và (5). D. (1) và (3).

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). a) Vẽ sơ đồ minh họa kiểu phân bố theo nhóm và ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể. Trình bày nguyên nhân dẫn đến các kiểu phân bố trên.

b) Người ta tiến hành thả một số cá thể chuột đồng vào một cánh đồng cỏ, lúc đầu số lượng chuột đồng tăng lên nhanh chóng, nhưng sau đó tăng chậm lại và càng về sau số lượng chuột đồng càng ít thay đổi. Em hãy giải thích sự thay đổi trên.

Câu 2 (1,5 điểm). Một khu rừng trồng có phải là một hệ sinh thái không? Giải thích.

Câu 3 (1,5 điểm). Cần làm gì để tăng năng suất trong hệ sinh thái nông nghiệp mà không gây ô nhiễm môi trường?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

D

B

C

A

B

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a) Phân bố theo nhóm:

→ Nguyên nhân: Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

* Phân bố ngẫu nhiên:

→ Nguyên nhân: Điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

b) Nguyên nhân số lượng chuột đồng tăng nhanh ở giai đoạn đầu là do điều kiện sống dồi dào, nơi ở rộng rãi,... môi trường chưa bị ô nhiễm → Điều kiện thuận lợi cho sức sinh sản của quần thể tăng cao, số cá thể mới sinh ra cao hơn số cá thể tử vong.

- Nguyên nhân là giảm dần mức độ tăng cá thể chuột đồng là do khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh sẽ khai thác ngày các nhiều nguồn sống từ môi trường, dẫn tới sự thiếu hụt nguồn sống. Thiếu thức ăn, nơi ở thu hẹp, chất thải ngày càng nhiều,... dẫn tới dịch bệnh, cạnh tranh giữa các cá thể ngày một gay gắt → Sức sinh sản của quần thể giảm dần và mức độ tử vong tăng lên.

0,5

 

 

 

 

0,5

Câu 2

(1,5 điểm)

Một khu rừng trồng là một hệ sinh thái vì:

* Rừng trồng có đầy đủ hai thành phần:

- Sinh cảnh - nơi trồng rừng với đất, nước và chế độ khí hậu;

- Quần xã sinh vật gồm:

+ Sinh vật sản xuất: cây rừng, cỏ,...

+ Sinh vật tiêu thụ: sâu, chim sâu, kiến, ong, chuột, rắn,...

+ Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất, sâu bọ,...

* Các thành phần trong rừng có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất và tương đối ổn định.

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(1,5 điểm)

Một số biện pháp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học; tăng cường sử dụng đạm sinh học bằng cách sử dụng phân bón vi sinh và luân canh các cây họ Đậu; tăng cường bảo vệ các loài thiên địch và tái sử dụng các loại rác thải hữu cơ;...

(Học sinh cần nêu ít nhất 3 biện pháp)

1,5

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

1

 

1

     

2

 

1

2. Quần thể sinh vật

 

1 ý

     

1 ý

 

1

3,0

3. Quần xã sinh vật

1

 

1

 

1

   

3

 

1,5

4. Hệ sinh thái

1

  

1

    

1

1

2

5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

     

1

   

1

1,5

6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học

1

 

1

     

2

 

1

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

3

1

1

 

1 ý

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG 8. SINH THÁI

4

6

 

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Nhận biết

Nêu được các nhân tố sinh thái.

 

1

 

C1

Thông hiểu

Phân biết được tác động của các nhân tố sinh thái.

 

1

 

C5

2. Quần thể sinh vật

Nhận biết

Nêu được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

 

C1a

 

Vận dụng

Liên hệ kiến thức thực tiễn để kích thước của quần thể sinh vật.

1

 

C1b

 

3. Quần xã sinh vật

Nhận biết

Nhận biết được quần xã sinh vật.

 

1

 

C2

Thông hiểu

So sánh được độ đa dạng của các quần xã.

 

1

 

C6

Vận dụng

Liên hệ các quần xã trong thực tiễn.

 

1

 

C8

4. Hệ sinh thái

Nhận biết

Nhận biết các thành phần của một lưới thức ăn hoàn chỉnh.

 

1

 

C3

Thông hiểu

Giải thích được một khu rừng trồng là một hệ sinh thái.

1

 

C2

 

5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Vận dụng

Đề xuất các biện pháp tăng năng suất mà không gây ô nhiễm môi trường.

1

 

C3

 

CHƯƠNG 9. SINH QUYỂN

0

2

  

6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học

Nhận biết

Nhận biết đặc điểm của các khu sinh học.

 

1

 

C4

Thông hiểu

Sắp xếp được ví dụ trong thực tiễn về các khu sinh học.

 

1

 

C7

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 2 sinh học 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com