Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Những bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm:

A. não bộ, tủy sống và dây thần kinh.

B. mạch máu, não bộ và dây thần kinh.

C. tủy sống, cột sống và mạch máu.

D. dây thần kinh, cột sống và não bộ.

Câu 2. Hệ thần kinh ở người có dạng hình gì?

A. Hình ống. B. Hình lưới.       C. Hình chuỗi.     D. Hình túi.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ thần kinh và giác quan ở người?

A. Hệ thần kinh ở người gồm hai bộ phận: trung ương và ngoại biên.

B. Nicotine, etanol,... là những chất gây nghiện đối với hệ thần kinh.

C. Tai thu nhận âm thanh theo cơ chế truyền sóng âm.

D. Người bị cận thị, mắt chỉ nhìn rõ các vật ở xa, ảnh của vật ở phía trước màng lưới.

Câu 4. Những tuyến nội tiết nào dưới đây có chức năng điều hòa sự sinh trưởng của cơ thể?

A. Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục.

B. Tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục.

C. Tuyến tụy, tuyến cận giáp, tuyến ức.

D. Tuyến sinh dục, tuyến ức, tuyến giáp.

Câu 5. Lớp nào nằm ngoài cùng, tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?

A. Lớp bì. B. Lớp biểu bì.

C. Lớp mạch máu. D. Lớp mỡ dưới da.

Câu 6. Nhận định nào dưới đây không đúng về thân nhiệt?

A. Ở người bình thường, thân nhiệt thường thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường.

B. Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.

C. Khi thân nhiệt ở dưới 360C hoặc từ 380C trở lên là biểu hiện trạng thái sức khỏe cơ thể không bình thường.

D. Thân nhiệt thường duy trì ở mức nhiệt độ tối ưu cho các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào.

Câu 7. Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi sản sinh ra tinh trùng?

A. Dương vật. B. Túi tinh.

C. Tinh hoàn. D. Mào tinh.

Câu 8. Những bệnh nào dưới đây lây truyền qua đường tình dục?

1. Giang mai. 2. Lậu. 3. Viêm gan. 

4. Đái tháo đường. 5. Bướu cổ. 6. AIDS.

A. 1, 2, 3, 6. B. 1, 2, 3, 4.

C. 2, 3, 4, 5. D. 3, 4, 5, 6.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Hormone là gì? Hoạt động của hormone có đặc điểm gì?

b) Giải thích tại sao khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến bệnh bướu cổ.

Câu 2 (2 điểm). Hãy giải thích các hiện tượng sau: 

- Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.

- Rét run cầm cập.

Câu 3 (2 điểm). a) Cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong những trường hợp nào? Tại sao?

b) Nêu các biện pháp tránh thai và tác dụng của mỗi biện pháp đó.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

D

D

B

A

C

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a)

- Hormone là chất hữu cơ do tuyến nội tiết tiết ra có vai trò điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

- Hoạt động của hormone có đặc điểm: Mỗi loại hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số tế bào của cơ quan đích.

 

0,5

 

 

0,5

b) Khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến bệnh bướu cổ vì iodine là chất cần thiết để tuyến giáp sản xuất hormone T3, T4. Khi không có đủ iodine, tuyến giáp sẽ làm việc nhiều hơn để tổng hợp đủ lượng hormone mà cơ thể cần, dẫn đến làm tăng thể tích tuyến giáp gây bệnh bướu cổ.

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

- Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói: Ở người, nhiệt độ cơ thể được duy trì ở khoảng 37℃ là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Khi trời nóng, cơ thể tăng tỏa nhiệt, nhiệt được tỏa ra ngoài qua hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, làm cho cơ thể mất nhiều nước (chóng khát). Khi trời lạnh, cơ thể tăng sinh nhiệt, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng để sinh nhiệt cần sử dụng nguyên liệu lấy từ thức ăn nên dẫn đến hiện tượng chóng đói.

- Rét run cầm cập: Khi trời rét, nhiệt tỏa ra mạnh, dẫn tới cơ thể mất nhiệt, lúc đó các mao mạch ở da và cơ co chân lông co lại để chống nhiệt, đồng thời có thể có hiện tượng run (mặc dù khi đó ta không muốn run), run là hiện tượng co rút nhanh của cơ làm tăng quá trình dị hóa để sinh nhiệt chống rét, vì thế khi trời quá rét mà cơ thể không được làm ấm sẽ gây hiện tượng “run rẩy”.

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Câu 3

(2 điểm)

a) Cần sử dụng biện pháp tránh thai trong trường hợp có quan hệ tình dục nhưng không muốn mang thai, không muốn bị lây bệnh qua đường sinh dục. 

- Các biện pháp này giúp nữ giới tránh được việc mang thai ngoài ý muốn và nhiễm các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

0,5

 

 

0,5

b) Một số biện pháp tránh thai:

- Sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày → ngăn cản quá trình rụng trứng

- Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp → ngăn không cho phôi làm làm tổ ở tử cung.

- Sử dụng bao cao su → ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

- Sử dụng dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) → ngăn không cho phôi làm tổ ở tử cung.

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Hệ thần kinh và các giác quan ở người

2

 

1

     

3

0

1,5

2. Hệ nội tiết ở người

1

1 ý

     

1 ý

1

1

2,5

3. Da và điều hòa thân nhiệt ở người

2

    

1

  

2

1

3

4. Sinh sản ở người

1

 

1

    

2

1

3

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

11

Điểm số

3,0

1,0

1,0

2,0

0

2,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHỦ ĐỀ 7. CƠ THỂ NGƯỜI

3

8

 

1. Hệ thần kinh và  các giác quan ở người

Nhận biết

- Nhận biết về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và giác quan ở người.

- Nhận biết được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.

 

2

 

C1

C2

Thông hiểu

Chỉ ra phát biểu không đúng về hệ thần kinh và giác quan ở người.

 

1

 

C3

2. Hệ nội tiết ở người

Nhận biết

Nhận biết và nêu được chức năng các tuyến nội tiết trong cơ thể người.

1

2

C1a

C4

Vận dụng

Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

1

 

C1b

 

3. Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Nhận biết

- Nhận biết cấu tạo và chức năng của da.

- Nêu được khái niệm thân nhiệt và vai trò, cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.

 

2

 

C5

C6

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.

1

 

C2

 

4. Sinh sản ở người

Nhận biết

Nhận biết chức năng của hệ sinh dục và các cơ quan trong hệ sinh dục.

 

1

 

C7

Thông hiểu

Chỉ ra được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.

1

1

C3

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 2 sinh học 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com