A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khu sinh học là
A. một hệ sinh thái của một vùng địa lí trên Trái Đất.
B. một hệ sinh thái với môi trường vô sinh đặc trưng.
C. tập hợp nhiều hệ sinh thái tại một khu vực địa lí xác định.
D. hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.
Câu 2. Các đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
A. Thành phần loài, thành phần nhóm tuổi.
B. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Thành phần loài, tỉ lệ giới tính.
D. Thành phần loài, độ đa dạng.
Câu 3. Tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới được gọi là
A. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật.
C. hệ sinh thái. D. sinh quyển.
Câu 4. Môi trường sống chủ yếu của sinh vật gồm
A. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.
B. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
C. môi trường trong đất, môi trường dưới nước, môi trường không khí và môi trường trên can.
D. môi trường dưới nước, môi trường không khí, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
Câu 5. Xét quần thể của các loài:
(1) Trâu rừng . (2) Voi rừng. (3) Gà rừng. (4) Kiến.
Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là
A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (2) → (3) → (4) → (1).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (3) → (2) → (1) → (4).
Câu 6. Trong quần xã sinh vật sa mạc, loài ưu thế là
A. xương rồng và cây bụi. B. xương rồng và cây gỗ lớn.
C. cỏ và xương rồng. D. xương rồng, cỏ và cây bụi.
Câu 7. Hoạt động nào dưới đây có tác dụng bảo vệ quần thể sinh vật?
A. Săn bắt động vật hoang dã.
B. Sử dụng sản phẩm từ các động vật hoang dã như lông thú, ngà voi, sừng tê giác, nhung hươu, san hô.
C. Bảo vệ rừng, xây dựng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, dự trữ sinh quyển.
D. Khai thác động thực vật bằng các hình thức như đánh bắt thủy sản bằng lưới mắt nhỏ, thuốc nổ, kích điện hay khai thác trắng các khoảng rừng.
Câu 8. Gấu bắc cực có lông dày và dài hơn so với gấu sống trong rừng nhiệt đới. Đây là ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào tới sinh vật?
A. Nước và độ ẩm. B. Nhiệt độ.
C. Gió. D. Ánh sáng.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). a) Cân bằng tự nhiên là gì? Trình bày các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.
b) Bạn An cho rằng hạn chế gia tăng dân số là một trong những biện pháp giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường, em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Giải thích.
Câu 2 (2 điểm). Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái? Hãy sửa lại cho đúng.
1) Lưới thức ăn trong quần xã phức tạp dần khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
2) Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
3) Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
4) Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
Câu 3 (1 điểm). Rừng ngập mặn là một trong những khu sinh học biển có vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân. Em hãy nêu một số biện pháp đang được nước ta áp dụng để ngăn chặn tình trạng trên.
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
D | D | A | B | C | A | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | a) Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của quần thể, quần xã, hệ sinh thái hướng tới sự thích nghi của quần xã với điều kiện sống. * Một số nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên: - Do các quá trình tự nhiên như núi lửa, động đất, hạn hán, khí hậu thay đổi đột ngột,... - Do các hoạt động của con người: tiêu diệt các loài sinh vật, du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ, gây ô nhiễm môi trường sống,... * Một số biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên: bảo vệ đa dạng sinh học, kiểm soát việc du nhập các loài sinh vật ngoại lai, giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm,... | 0,5
0,5
0,5
0,5
|
Câu hỏi không yêu cầu đúng sai, học sinh cần nêu quan điểm của mình và giải thích phù hợp với quan điểm đó. Ví dụ: b) Đồng ý. Vì dân số gia tăng kéo theo nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu,... tăng lên buộc con người phải gia tăng tốc độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thải ra môi trường lượng chất thải ngày càng lớn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. |
1 | |
Câu 2 (2 điểm) | (2) và (4) đúng. (1) và (3) sai. Sửa lại: (1) Lưới thức ăn trong quần xã phức tạp dần khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp. (3) Trong một quần xã sinh vật, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. | 0,5 0,5
0,5
0,5 |
Câu 3 (1 điểm) | Một số biện pháp ngăn chặn tình trạng thu hẹp diện tích rừng ngập mặn: - Tuyên truyền rộng rãi tới người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng ngập mặn. - Kiểm soát chặt chẽ các khu rừng ngập mặn, xử lí nghiêm các trường hợp khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép. - Nghiêm cấm xả rác thải ra môi trường;... | 1 |
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | 1 | 1 | 2 | 1 | |||||||
2. Quần thể sinh vật | 1 | 1 | 1 | 3 | 1,5 | ||||||
3. Quần xã sinh vật | 1 | 1 | 2 | 1 | |||||||
4. Hệ sinh thái | 1 | 1 | 2 | ||||||||
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | 1 ý | 1 ý | 1 | 3 | |||||||
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 2 | 1 | 2 | 1 ý | 1 | 8 | 3 | 11 | |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHƯƠNG 8. SINH THÁI | 3 | 7 | ||||
1. Môi trường và các nhân tố sinh thái | Nhận biết | Nêu được môi trường sống, nhân tố sinh thái. | 1 | C4 | ||
Vận dụng | Vận dụng được kiến thức, liên hệ thực tiễn. | 1 | C8 | |||
2. Quần thể sinh vật | Nhận biết | Nêu được khái niệm quần thể sinh vật. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | So sánh được kích thước của các quần thể. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | Liên hệ việc bảo vệ quần thể sinh vật. | 1 | C7 | |||
3. Quần xã sinh vật | Nhận biết | Nhận biết khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng. | 1 | C6 | |||
4. Hệ sinh thái | Thông hiểu | Giải thích được sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái. | 1 | C2 | ||
5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường | Nhận biết | Nêu được các thông tin về cân bằng tự nhiên (khái niệm, nguyên nhân gây mất cân bằng và biện pháp duy trì, bảo vệ). | 1 | C1a | ||
Vận dụng | Trình bày quan điểm của bản thân về ô nhiễm môi trường. | 1 | C1b | |||
CHƯƠNG 9. SINH QUYỂN | 1 | 1 | ||||
6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học | Nhận biết | Nêu được khái niệm khu sinh học. | 1 | C1 | ||
Vận dụng | Liên hệ khu sinh học biển. | 1 | C3 |