Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hệ thần kinh ở người không có chức năng nào dưới đây?

A. Điều hòa nhịp tim.

B. Điều khiển hoạt động của chân.

C. Phối hợp các cử động của cơ thể khi nhảy dây.

D. Điều hòa lượng đường trong máu sau khi ăn.

Câu 2. Insulin và glucagon là hai hormone do tuyến nào tiết ra?

A. Tuyến tụy. B. Tuyến sinh dục.

C. Tuyến trên thận. D. Tuyến giáp.

Câu 3. Những tuyến nội tiết nào dưới đây có chức năng điều hòa chu kì sinh dục ở nam và nữ?

A. Tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến yên.

B. Vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến sinh dục.

C. Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục.

D. Tuyến sinh dục, tuyến tùng, tuyến giáp.

Câu 4. Nhóm nào dưới đây gồm hai loại hormone có tác dụng sinh lí trái ngược nhau?

A. Insulin và Calcitonin.

B. Oxytocin và Thyroxine.

C. Oxytocin và Glucagon.

D. Insulin và Thyroxine.

Câu 5. Hệ cơ quan nào giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt?

A. Hệ thần kinh. B. Hệ tuần hoàn. 

C. Hệ hô hấp. D. Hệ tiêu hóa.

Câu 6. Nhiệt độ nào dưới đây của thân nhiệt là biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường?

A. 38,30C. B. 37,20C. D. 36,80C. D. 37,00C.

Câu 7. Với người có chu kì kinh nguyệt 28 ngày, trứng thường rụng vào ngày nào của chu kì kinh nguyệt?

A. Khoảng ngày thứ nhất.

B. Khoảng ngày thứ 9.

C. Khoảng ngày thứ 14.

D. Khoảng ngày thứ 28.

Câu 8. Khi có thai ở tuổi vị thành niên sẽ phải đối mặt với các nguy cơ

(1) Dễ xảy thai, đẻ non.

(2) Con để ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong.

(3) Nạo thai dễ gặp nhiều nguy hiểm.

(4) Tâm lí bị ảnh hưởng, dễ trầm cảm.

Số câu trả lời đúng là

A. 1. B.2 C. 3  D. 4

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). a) Thế nào là chất gây nghiện? Lấy ví dụ một số chất gây nghiện phổ biến.

b) Tại sao không được sử dụng chất gây nghiện?

Câu 2 (2 điểm). Em hãy nêu 5 biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Câu 3 (2 điểm). Em hãy nêu các bước cần thực hiện khi sơ chế cho người bị bỏng.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

A

B

C

A

A

C

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a)

- Chất gây nghiện là những chất hấp thụ vào cơ thể có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc đối với chất đó hoặc cảm giác thèm. 

- Ví dụ: thuốc lá, rượu bia, ma túy, cần sa, thuốc lắc…

 

0,5

 

 

0,5

b) 

Lí do không được sử dụng chất gây nghiện:

- Khi vào cơ thể, chất gây nghiện thường tác động kích thích hưng phấn hệ thần kinh, gây ảo giác, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức, ý thức và hành vi.

- Sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại tế bào thần kinh.

 

 

0,5

 

 

0,5

 

Câu 2

(2 điểm)

- Đảm bảo chung thủy một vợ một chồng. Tránh quan hệ tình dục với nhiều người, với những người mới quen biết, đặc biệt là những người có quan hệ tình dục với nhiều người.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ.

- Không dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ dính máu của người khác mà chưa được tiệt trùng đúng cách.

- Khám phụ khoa định kì.

- Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh cần phải đi khám bệnh ngay và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế uy tín.

- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.

-…

Mỗi ý đúng 

0,4 điểm

Câu 3

(2 điểm)

- Ngay lập tức tách người bị bỏng ra khỏi tác nhân gây bỏng, di chuyển đến vị trí an toàn.

- Tiến hành sơ cứu đúng cách: nhanh chóng ngâm vùng da bị bỏng vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, xả nhẹ nước mát trong ít nhất 15 phút. Sau đó, sử dụng gạc sạch hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh bụi bẩn tiếp xúc với vết bỏng.

- Xử lí sau sơ cứu: nếu bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ thì có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Trường hợp bỏng nặng hơn, sau sơ cứu cần nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để kịp thời điều trị. 

0,5

 

0,75

 

 

 

 

0,75

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Hệ thần kinh và các giác quan ở người

1

1 ý

     

1 ý

1

1

2,5

2. Hệ nội tiết ở người

2

 

1

     

3

0

1,5

3. Da và điều hòa thân nhiệt ở người

2

    

1

  

2

1

3

4. Sinh sản ở người

1

 

1

1

    

2

1

3

Tổng số câu TN/TL

6

1

2

1

0

1

0

1

8

3

11

Điểm số

3,0

1,0

1,0

2,0

0

2,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHỦ ĐỀ 7. CƠ THỂ NGƯỜI

3

8

 

1. Hệ thần kinh và  các giác quan ở người

Nhận biết

Nhận biết về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh và giác quan ở người.

1 ý

1

C1a

C1

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học về hệ thần kinh để trả lời câu hỏi liên quan thực tiễn.

1 ý

 

C1b

 

2. Hệ nội tiết ở người

Nhận biết

Nhận biết các tuyến nội tiết trong cơ thể người.

 

2

 

C2

C3

Thông hiểu

Hiểu được chức năng của các tuyến nội tiết.

 

1

 

C4

3. Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Nhận biết

- Nhận  biết được cấu tạo và chức năng của da; vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.

- Nhận biết được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.

 

2

 

C5

C6

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học để trình bày được cách sơ chế bệnh nhân bị bỏng.

1

 

C3

 

4. Sinh sản ở người

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm hiện tượng kinh nguyệt.

 

1

 

C7

Thông hiểu

- Chỉ ra được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Chỉ ra các biện pháp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

1

1

C2

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 2 sinh học 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com