Đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học 8 cánh diều (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhóm nhân tố chỉ gồm các nhân tố vô sinh là

A. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, lá cây rụng, chất thải động vật.

B. đất, nước, không khí và các vi sinh vật sống trong đó.

C. độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, đất, nước và các sinh vật sống trong đó.

D. không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, gió, thực vật, động vật.

Câu 2. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số cá thể nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là

A. loài ưu thế. B. loài đặc trưng.

C. loài đặc biệt. D. loài tượng trưng.

Câu 3. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật sản xuất?

A. Lúa. B. Dế mèn. C. Chim sâu. D. Diều hâu.

Câu 4. Sự thay đổi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường, gây hại lên đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là

A. biến đổi môi trường. B. ô nhiễm môi trường.

C. nhiễm bẩn môi trường. D. biến động môi trường.

Câu 5. Khu sinh học nào sau đây có khí hậu thuận lợi và hệ động thực vật phong phú nhất?

A. Rừng rụng lá theo mùa ôn đới. B. Thảo nguyên.

C. Savan. D. Rừng nhiệt đới.

Câu 6. Một tập hợp sinh vật gồm 100 cá thể chim. Tập hợp này là một quần thể sinh vật khi thỏa mãn các điều kiện nào dưới đây?

1) Các cá thể này thuộc cùng một loài.

2) Các cá thể này cùng sống trong một khoảng không gian xác định, tại cùng một thời điểm.

3) Các cá thể này có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau.

4) Giữa các cá thể có khả năng giao phối để sinh con.

5) Giữa các cá thể có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.

A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4).

Câu 7. Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?

A. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

B. Bảo vệ các loài sinh vật biển quý hiếm.

C. Nghiêm cấm săn bắt các loài động vật quý hiếm.

D. Hạn chế ô nhiễm môi trường đất.

Câu 8. Khu sinh học nào sau đây thuộc khu sinh học nước chảy?

A. Hồ Tây. B. Hồ Ba Bể.

C. Đầm Thị Tường. D. Sông Hồng.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). a) Quan sát sơ đồ dưới đây, cho biết kiểu phân bố và nguyên nhân hình thành kiểu phân bố đó trong quần thể.

                                

        Hình 1            Hình 2

b) Khi đánh bắt cá ở một hồ nước, chúng ta nên làm gì khi gặp các tình huống dưới đây? Giải thích.

1) Các mẻ lưới thu được hầu hết là cá con.

2) Các mẻ lưới thu được hầu hết là cá lớn.

Câu 2 (2 điểm). Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật về thành phần loài, các mối quan hệ, không gian sống và thời gian hình thành, phát triển.

Câu 3 (1 điểm). Tại sao Việt Nam được coi là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

A

B

D

C

D

D

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

a) Hình 1: Kiểu phân bố đều.

Nguyên nhân: Điều kiện sống phân bố đều trong môi trường và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Hình 2: Kiểu phân bố theo nhóm.

Nguyên nhân: Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

0,5

0,5

 

0,5

0,5

b) Xử lí tình huống:

1) Nên dừng ngay việc đánh bắt vì cá con bị đánh bắt hết sẽ không còn thế hệ sinh sản kế cận để duy trì quần thể.

2) Nên tăng cường đánh bắt cá vì việc đánh bắt hiện tại chưa khai thác hết tiềm năng của quần thể, số lượng cá lớn còn nhiều.

 

0,5

 

0,5

Câu 2

(2 điểm)

Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật:

Tiêu chí

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

Thành phần loài

Một loài.

Nhiều loài.

Các mối quan hệ

Đơn giản: gồm các mối quan hệ giữa môi trường sống và mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài.

Phức tạp: gồm nhiều mối quan hệ đan xen:

+ Quan hệ giữa cá thể - môi trường.

+ Quan hệ giữa các cá thể cùng loài.

+ Quan hệ giữa các cá thể khác loài.

Không gian sống

Thường nhỏ hơn.

Thường rộng hơn.

Thời gian hình thành và phát triển

Thường ngắn hơn.

Thường dài hơn.

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

Câu 3

(1 điểm)

Việt Nam có bờ biển rộng, diện tích đồng bằng và diện tích đồng bằng ngập lụt rộng lớn, vị trí nằm trên đường đi của bão, hệ thống đê điều, hệ thống thoát nước và hệ thống thủy lợi chưa phát triển kịp, nhiều địa phương có rừng suy giảm về diện tích và chất lượng.

1

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

1

       

1

 

0,5

2. Quần thể sinh vật

 

1 ý

1

  

1 ý

  

1

1

3,5

3. Quần xã sinh vật

1

  

1

    

1

1

2,5

4. Hệ sinh thái

1

   

1

   

2

 

1

5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

    

1

  

1

1

1

1,5

6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học

1

 

1

     

2

 

1

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

2

1

2

1 ý

 

1

8

3

11

Điểm số

2,0

2,0

1,0

2,0

1,0

1,0

0

1,0

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG 8. SINH THÁI

4

6

 

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

Nhận biết

Nhận biết các nhân tố sinh thái trong môi trường.

 

1

 

C1

2. Quần thể sinh vật

Nhận biết

Nêu được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

1

 

C1a

 

Thông hiểu

Phân tích được đặc điểm của một quần thể sinh vật.

 

1

 

C6

Vận dụng

Xử lí các tình huống liên quan đến quần thể sinh vật.

1

 

C1b

 

3. Quần xã sinh vật

Nhận biết

Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

 

1

 

C2

Thông hiểu

Phân biệt được quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.

1

 

C2

 

4. Hệ sinh thái

Nhận biết

Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

 

1

 

C3

Vận dụng

Liên hệ thực tiễn bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp.

 

1

 

C7

5. Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Nhận biết

Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.

 

1

 

C4

Vận dụng

Liên hệ biến đổi khí hậu ở Việt Nam

1

 

C3

 

CHƯƠNG 9. SINH QUYỂN

0

2

  

6. Khái quát về Sinh quyển và các khu sinh học

Nhận biết

Nêu được được điểm của các khu sinh học.

 

1

 

C5

Thông hiểu

Nêu được ví dụ dựa trên đặc điểm của các khu sinh học.

 

1

 

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 8 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 8 cánh diều, đề kiểm tra cuối học kì 2 sinh học 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Sinh học 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com