Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 8 kết nối tri thức ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Phần đất liền nước ta

A. hoàn toàn thuộc bán cầu Tây.

B. thuộc bán cầu Tây và bán cầu Đông. 

C. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 

D. nằm giữa Xích đạo và chí tuyến Nam.

Câu 2. Trong các ý sau, ý nào chưa đúng:

A. Đặc điểm khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý.

B. Nhiệt độ và độ ẩm ở Việt Nam hoàn toàn do vị trí địa lý quy định. 

C. Do lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên nước ta phân hoá theo chiều Bắc – Nam.

D. Biển Đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.

Câu 3. Đâu không phải là đặc điểm của địa hình khu vực Tây Bắc:

A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

B. Có các vùng bán bình nguyên và bồn địa rộng.

C. Chủ yếu là núi cao, núi trung bình, có hướng Tây Bắc - Đông Nam.

D. Một số đỉnh núi cao trên 2000m như Tây Côn Lĩnh, Kiều Liên Ti, …

Câu 4. Ý nào sau đây thể hiện Việt Nam có tài nguyên khoáng sản đa dạng?

A. Trữ lượng khoáng sản khá lớn.

B. Hầu hết khoáng sản có nguồn gốc nội sinh

C. Khoáng sản phân bố rộng khắp đất nước.

D. Có khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau.

Câu 5. Các bậc địa hình lớn từ cao xuống thấp của nước ta lần lượt là:

A. Núi - đồi - đồng bằng - bờ biển - thềm lục địa.

B. Cao nguyên - núi - đồi - bờ biển - thềm lục địa.

C. Cao nguyên - đồi - đồng bằng - bờ biển - thềm lục địa.

D. Núi - đồi đồng bằng - thềm lục địa - bờ biển.

Câu 6. Đọc đoạn thông tin sau:

“Chạy dài và bị chia cách bởi các dãy núi đâm ngang. Về nguồn gốc, đây là những đầm, phá, vũng, vịnh, thềm biển cũ được bồi đắp bởi phù sa và cát biển. Nhiều đoạn do đồi núi ăn sát ra biển nên nhỏ hẹp; có đất cát và cát pha là chủ yếu; bờ biển đẹp hấp dẫn du lịch.”

Đoạn thông tin trên, mô tả về khu vực địa hình nào của nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng ven biển miền Trung

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bán bình nguyên Đông Nam Bộ

Câu 7. Ở nước ta, sắt được phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Cao Bằng

B. Lào Cai

C. Thái Nguyên

D. Lâm Đồng

Câu 8. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: 

"... Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước

Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa...”

Vậy, Trà Cổ và Cà Mau là:

A. điểm đầu và điểm cuối phần đất liền nước ta.

B. điểm đầu và điểm cuối đường bờ biển nước ta.

C. địa danh nằm trên đường bờ biển nước ta

D. địa danh nằm trên đường biên giới nước ta.

PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm) Trình bày phạm vi lãnh thổ của nước ta?

Câu 2. (2,0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết:

a. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

b. Vì sao địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi?

c. Việc khai thác khoáng sản ở địa hình đồi núi gặp khó khăn gì? Giải thích?

_ _HẾT_ _

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

D

D

D

B

C

B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Phạm vi lãnh thổ nước ta là khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất diện tích 331344 km2 gồm đất liền và các đảo, quần đảo. Đường biên giới dài hơn 4 600km.

- Vùng biển diện tích khoảng 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích biển Đông. Đường bờ biển 3260 km.

- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất và vùng biển.

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

Câu 2

(2 điểm)

a. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố: 

- Hoạt động Tân kiến tạo làm nâng cao và trẻ hóa địa hình.

- Ngoại lực nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có tác dụng bào mòn hạ thấp địa hình, san lấp vùng trũng.

- Hoạt động của cong người: tạo ra các dạng địa hình nhân tạo,...

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

b. Địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì:

- Đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ đất liền và là dạng phổ biến nhất.

- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung: Sự xuất hiện các đai cao tự nhiên theo địa hình.

- Đồi núi ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội (thuận lợi và khó khăn).

0,5 điểm

 

c. Khó khăn lớn nhất: Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

- Giải thích: Mỏ khoáng sản chủ yếu trữ lượng nhỏ, nằm sâu trong lòng đất, phân bố địa hình hiểm trở của miền núi => Khó tiếp cận và công việc khai thác khó khăn.

0,25 điểm

 

0,5 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

 

CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam

 

1

 

1

 

1

 

 

1

 

 

 

Địa hình Việt Nam

2

 

1

 

 

 

Các khoáng sản Việt Nam

1

 

 

 

1

 

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

2

 

 

 

 

 

Điểm số

1 điểm

1 điểm

0,5 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Tổng số điểm

2 điểm

1,25 điểm

1,25 điểm

0,5 điểm

Tỉ lệ 

20%

12,5 %

12,5%

5%

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

 

 

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Nhận biết

 

- Biết được vị trí của đất liền nước ta

- Trình bày được vùng đất, vùng biển, vùng trời của nước ta.

1

1

C1

 

C1

 

 

Thông hiểu

 

- Nhận ra điểm không đúng trong các ý phân tích các đặc điểm của nước ta

 

1

 

 

C2

 

Vận dụng

- Từ thông tin của hai câu thơ, xác định được vị trí của địa danh được nhắc đến.

 

1

 

 

C8

 

 

 

 

 

 

 

2. Địa hình Việt Nam

 

Nhận biết

- Nhận biết các đặc điểm khu vực Tây Bắc, chỉ ra được đặc điểm không đúng.

- Kể tên được lần lượt các bậc địa hình lớn từ cao xuống thấp của nước ta.

 

 

 

1

 

 

1

 

 

C3

 

 

C5

 

 

Thông hiểu

- Nhận diện được đặc điểm khu vực đồng bằng ven biển miền Trung.

- Chỉ ra được các nhân tố khiến địa hình nước ta hình thành và biến đổi.

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

C2 ý a

 

C6

 

 

 

 

Vận dụng

- Vận dụng kiến thức, chứng minh được địa hình nước ta đa dạng nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi.

 

 

 

 

C2 ý b

 

 

3. Khoáng sản Việt Nam 

 

Nhận biết

- Chỉ ra được ý thể hiện nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng.

 

 

1

 

 

C4

 

 

Vận dụng

- Chỉ ra được khu vực phân bổ chủ yếu của khoáng sản sắt.

- Liên hệ và chỉ ra khó khăn khai thác khoáng sản ở đồi núi và giải thích.

 

 

 

 

1

 

 

 

C2 ý c

 

C7

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 1 địa lí 8 kết nối đề số 2

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net