Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 8 kết nối tri thức ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Đường biên giới nước ta trên đất liền dài hơn:

A. 2360 km

B. 3260 km

C. 4600 km

D. 6230 km

Câu 2. Vùng biển Đông nước ta tiếp giáp với:

A. 5 quốc gia

B. 6 quốc gia

C. 7 quốc gia

D. 8 quốc gia

Câu 3. Quần đảo Trường Sa của nước ta thuộc:

A. tỉnh Khánh Hòa

B. thành phố Đà Nẵng

C. tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

D. tỉnh Phú Yên.

Câu 4. Trong tổng diện tích tự nhiên cả nước, địa hình núi cao trên 2000m chiếm khoảng:

A. 4%

B. 3%

C. 2%

D. 1%

Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

B. Địa hình do đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

C. Địa hình của vùng nhiệt đới khô hạn

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 6. Vùng núi cao nhất ở nước ta thuộc vùng:

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc

D. Tây Bắc

Câu 7. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được:

A. khoảng 40 loại khoáng sản khác nhau

B. trên 50 loại khoáng sản khác nhau

C. trên 60 loại khoáng sản khác nhau

D. khoảng 70 loại khoáng sản khác nhau.

Câu 8. Đâu không phải là khu vực tập trung nhiều khoáng sản ở nước ta:

A. miền Bắc

B. miền Trung

C. Tây Nguyên

D. miền Nam

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) 

a. Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam?

b. Sự phân hóa khí hậu làm cho sinh vật và đất ở nước ta phân hóa như thế nào?

Câu 2. (1,5 điểm) 

a. So sánh sự khác biệt giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (nguồn gốc, địa hình, diện tích; hệ thống đê/ kênh rạch, bồi đắp phù sa).

b. Chứng minh thế mạnh của địa hình đồi núi đối với nông nghiệp, lâm nghiệp nước ta.

_ _HẾT_ _

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

A

D

C

D

C

D

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

 

 

 

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam:

+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (dẫn chứng)

+ Thiên nhiên phân hóa đa dạng (dẫn chứng).

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

b. Sự phân hóa của khí hậu dẫn đến sự phân hóa của sinh vật và đất, làm cho sinh vật và đất ở nước ta phong phú và đa dạng.

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nước ta.

+ Nước ta là nơi hội tụ của nhiều luồng động, thực vật có nguồn gốc từ các nơi đổ về -> có thành phần sinh vật rất phong phú.

+ Biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, nhiệt độ nước biển ở tầng mặt cao, các dòng biển di chuyển theo mùa, sinh vật biển phong phú và đa dạng.

 

0,25điểm

 

0,25 điểm

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

 

 

 

 

Câu 2

(1,5 điểm)

a. So sánh sự khác biệt:

*Nguồn gốc:

- ĐBSH: do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ

- ĐBSCL: Do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi tụ.

*Về diện tích:

 - ĐBSH: khoảng 15.000

- ĐBSCL: trên 40.000

*Về địa hình:

- ĐBSH: cao rìa phía Tây – Tây Bắc, thấp dần phía Đông, bị chia thành nhiều ô.

- ĐBSCL: thấp, bằng phẳng.

*Về hệ thống kênh rạch:

- ĐBSH: có hệ thống đê ngăn lũ

- ĐBSCL: có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

*Sự bồi đắp phù sa:

- ĐBSH: vùng trong đê không được bồi phù sa hằng năm, chỉ có vùng ngoài đê.

- ĐBSCL: được bồi đắp phù sa hằng năm.

 

0,2 điểm

 

 

0,2 điểm

 

 

0,2 điểm

 

 

 

0,2 điểm

 

 

0,2 điểm

b. Thế mạnh của địa hình đồi núi đối với nông nghiệp, lâm nghiệp nước ta:

+ Các đồng cỏ rộng lớn tạo điều kiện chăn nuôi gia súc lớn.

+ Thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, ….

+ Nguồn lâm sản phong phú thuận lợi phát triển ngành lâm nghiệp.

Đúng cả 3 ý đạt 0,5 điểm

0,15 điểm

 

0,15 điểm

 

0,15 điểm

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

 

CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC

MỨC ĐỘ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam

 

2

 

 

1

 

 

 

 

 

 

Địa hình Việt Nam

2

 

1

 

 

 

Các khoáng sản Việt Nam

2

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số câu TN/TL

6

2

 

 

Điểm số

1,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

0 điểm

1 điểm

0 điểm

0,5 điểm

Tổng số điểm

2 điểm

1,5 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm

Tỉ lệ 

20%

15 %

10%

5%

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

 

 

 

 

 

 

 

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Trình bày được số km đường biên giới trên đất liền của nước ta.

- Biết được số nước tiếp giáp với nước ta trên biển Đông.

- Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.

 

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

 

 

C1 ý a

C1

 

C2

 

 

 

 

 

Thông hiểu

 

- Phân tích và chỉ ra tỉnh có quần đảo Trường Sa của nước ta.

- Phân tích và trình bày sự phân hóa khí hậu ảnh hưởng đến sự phân hóa của sinh vật và đất.

 

1

 

 

 

C1 ý b

 

C3

 

 

 

2. Địa hình Việt Nam

 

Nhận biết

- Trình bày được diện tích của địa hình trên 2000m ở nước ta. 

- Chỉ ra được khu vực đồi núi cao nhất ở nước ta.

 

 

 

1

 

1

 

 

C4

 

C6

 

Thông hiểu

- Phân tích và chỉ ra các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

 

 

1

 

 

C5

 

3. Khoáng sản Việt Nam

 

Nhận biết

- Trình bày được số lượng khoáng sản nước ta đã thăm dò được.

- Chỉ ra vùng không tập trung nhiều khoáng sản ở nước ta.

 

1

 

 

1

 

C7

 

 

C8

 

 

Vận dụng

- So sánh sự khác biệt giữa hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

- Vận dụng cao: Chứng minh được thế mạnh của địa hình đồi núi đối với nông nghiệp, lâm nghiệp nước ta.

 

 

 

 

 

C2 ý a

 

 

 

C2 ý b

 

Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 1 địa lí 8 kết nối đề số 5

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net