Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Địa lí 8 kết nối tri thức (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới thủy văn ở nước ta? 

A. Lưu lượng nước giữa mùa mưa và mùa cạn có sự gia tăng. 

B. Tổng lượng mưa trung bình năm làm lưu lượng nước sông biến động. 

C. Mùa lũ, số ngày mưa ở mức ổn định không gây nên các tình trạng lũ quét hay ngập lụt. 

D. Mùa cạn, lượng nước có xu thế giảm làm tăng nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất. 

Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu? 

A. Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. 

B. Cải tiến công nghệ để tiết kiệm nguồn năng lượng. 

C. Phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo. 

D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ; lựa chọn các cây trồng, vật nuôi. 

Câu 3 (0,25 điểm Qúa trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long có điểm gì khác với quá trình khai khẩn đồng bằng sông Hồng? 

A. Là nền tảng kinh tế nông nghiệp. 

B. Là quá trình cải tạo, thích ứng với tự nhiên. 

C. Là quá trình đắp đê, trị thủy. 

D. Là vùng đất hoang vu. 

Câu 4 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào để hoàn thành thông tin: 

“Nhóm đất feralit phân bố ở độ cao khoảng ... Có nhiều loại đất feralit. Trong đó đất feralit hình thành trên núi đa vôi phân bố chủ yếu ở ..., đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở....”. 

A. 1600 – 1700m trở lên – vùng núi cao – Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 

B. 1600 – 1700m trở xuống – Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 

C. 1600 – 1700 trở lên – Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 

D. 1600 – 1700 trở lên – Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 

Câu 5 (0,25 điểm). Đặc điểm nào sau đây không phải là của nhóm đất phù sa của nước ta?   

A. Chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông.  

B. Chỉ được tạo thành do sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông.   

C. Tầng đất dày giữa nước tốt và giàu chất dinh dưỡng.  

D. Có các loại đất phù sa với tình chất khác nhau.   

Câu 6 (0,25 điểm). Câu 6 (0,25 điểm). Vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn, trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước vì: 

A. có đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn. 

B. có nền văn minh hình thành sớm, phát triển rực rỡ. 

C. có dấu ấn đặc sắc trong lịch sử khu vực. 

D. có quá trình thích ứng tự nhiên thuận lợi. 

Câu 7 (0,25 điểm). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đồng bằng sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ là:

A. lượng phù sa giảm dần, mưa khô rất sâu sắc, lũ tương đối điều hòa và kéo dài.   

B. địa chất yếu, bằng phẳng, nước lớn vào mùa lũ, tác động của thủy triều, sông. 

C. lũ mang lại nhiều lợi ích, có nước thay chua, rửa phèn, đất phù sa tăng nhanh. 

D. địa hình thấp, lũ kéo dài trong năm, cần nước để nuôi trồng thủy sản, rửa mặn. 

Câu 8 (0,25 điểm). Tại sao sông Hồng có lũ vào mùa hạ? 

A. Băng tuyết tan ở thượng lưu sông. 

B. Sông Hồng chảy trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa mùa hạ. 

C. Sồng Hồng có mạng lưới sông hình nan quạt, tập trung tại Việt Trì. 

D. Sông Hồng có đê bao bọc. 

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa. 

Câu 2. (1,0 điểm): Đọc đoạn thông tin sau: 

“Lũ không còn là sự lo lắng, sợ hãi của người dân nơi đây. Người dân mong chờ mùa lũ đến vì đây cũng là mùa khai thác, mùa mưu sinh. Nhờ có lũ, hàng nghìn héc – ta đất được thau chua, rửa mặn, nhiều mầm bệnh cũng theo lũ cuốn đi, đồng ruộng được bồi đắp thêm một lớp phù sa, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản.”Sống chung với lũ” là phương châm của người dân vùng đồng bằng này”. 

a. Cho biết đoạn thông tin trên đề cập tới mùa lũ ở hệ thống sông nào. Nêu các lợi ích của lũ đối với người dân ở lưu vực hệ thống sông này.

c. Tại sao người dân nơi đây lại đưa ra phương châm “Sống chung với lũ”?

_ _HẾT_ _

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

B

B

B

C

B

B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

 a. Đặc điểm của nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa. 

- Nhóm đất feralit: 

+ Có màu đỏ vàng do chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm. 

+ Lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn.

 

 

0,25 điểm

0,25 điểm

- Nhóm đất phù sa: 

+ Đất phù sa có độ phì cao, rất giàu chất dinh dưỡng. 

+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng ít chua, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Đất phù sa ở dải đồng bằng ven biển miền Trung có độ phì thấp hơn, nhiều cát, ít phù sa sông. Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long gồm: đất phù sa ngọt có độ phì cao, đất phèn và đất mặn.

 

0,25 điểm

0,25 điểm

Giá trị sử dụng của nhóm đất feralit và nhóm đất phù sa. 

- Nhóm đất feralit: 

+ Trong lâm nghiệp: Đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất. 

+ Trong nông nghiệp: Đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu và các loại cây ăn quả.

 

 

0,25 điểm 

 

 

0,25 điểm 

- Nhóm đất phù sa: 

+ Trong nông nghiệp: Đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực (lúa, ngô, khoai...), cây công nghiệp ngắn ngày (dâu tằm, thuốc lá, bông...) và cây ăn quả. 

+ Trong thủy sản: Đất phù sa ở các vùng cửa sông biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thủy sản: 

  • Vùng đất phèn, đất mặn: đánh bắt thủy sản. 

Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cứa ông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thủy sản nước lợ và nước mặn.

 

 

0,25 điểm 

 

 

 

0,25 điểm 

Câu 2

(1,0 điểm)

a. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: 

- Đoạn thông tin đề cập tới mùa lũ ở hệ thống sông Cửu Long.

- Lũ mang lại lợi ích cho người dân đồng bằng sông Cửu Long: 

- Nguồn lợi thủy sản (cá, tôm...). 

- Thau chua rửa mặn cho đồng ruộng. 

- Bồi đắp phù sa. 

- Giao thông đường thủy thuận lợi.

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm  

b. Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên, xuất hiện hằng năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên người dân ở đây phải “sống chung với lũ”, cần biết những khó khăn do lũ gây ra và khai thác được bằng những lợi ích do lũ mang lại.

 

0,5 điểm 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam 

 

 

2

 

 

 

 

 

2

0

0,5

2. Thổ nhưỡng Việt Nam  

 

1

2

 

 

 

 

 

2

1

2,5

3. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long 

 

 

2

 

2

ý 1

 

ý 2

4

1

2,0

Tổng số câu TN/TL

 

 

6

 

2

 ý 1

0

ý 2

8

2

5,0

Điểm số

0

1

1,5

0

0,5

0,5

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

2,0 điểm

20 %

1,5 điểm

15 %

1,0 điểm

10 %

0,5 điểm

5 %

5,0 điểm

50 %

5,0  điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: ĐỊA LÍ 8  KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN

1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Nhận biết

 - Tìm đáp án thuộc nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. 

- Tìm ý không đúng về tác động của biến đổi khí hậu tới thủy văn.

 

1

 

 

 

 

1

 

C2

 

 

 

C1

Thông hiểu

 

 

 

 

 

Vận dụng

 

 

 

 

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

2. Thổ nhưỡng Việt Nam 

Nhận biết

Nêu đặc điểm và giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit. 

1

 

 

C1

(TL)

Thông hiểu 

- Điền vào đoạn trích.

- Tìm ý không đúng khi nói đến đặc điểm của nhóm đất phù sa ở nước ta.

 

1

 

1

 

C4

 

C5

Vận dụng 

 

 

 

 

 

Vận dụng cao 

 

 

 

 

 

3. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Nhận biết

 

 

 

 

 

Thông hiểu 

- Tìm hiểu nguyên nhân vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn, trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước. 

- Tìm điểm khác biệt giữa quá trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long với đồng bằng sông Hồng.

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

C6

 

 

 

 

C3

 

Vận dụng 

- Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. 

- Tìm hiểu nguyên nhân việc Đồng bằng sông Cửu Long không thể đắp đê ngăn lũ. 

- Tìm hiểu nguyên nhân tại sao sông Hồng có lũ vào mùa hạ.

ý 1

 

 

 

1

 

 

1

C2

(TL)

 

 

 

C7

 

 

C8

Vận dụng

cao 

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. 

Ý 2

 

C2

(TL)

 

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi địa lí 8 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì địa lí 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 2 địa lí 8 kết nối đề số 5

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Địa lí 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com