Giải cánh diều toán 6 bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

Giải chi tiết, cụ thể bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết toán 6 bộ sách Cánh diều. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

 [toc:ul]

A. GIẢI CÁC CÂU HỎI LUYỆN TẬP VẬN DỤNG

I. Quan hệ chia hết

Câu 1:

Viết ngày và tháng sinh của em dưới dạng ngày a tháng b. Chỉ ra một ước của a và hai bội của b.

Trả lời:

Ví dụ: ngày 15 tháng 7

Một ước của 15 là 3

Hai bội của 7 là 14 và 28

Hoạt động 2: 

a) Thực hiện các phép tính: 9 . 10; 9 . 1; 9 . 2; 9 . 3; 9 . 4; 9 . 5; 9 . 6

b) Hảy chỉ ra bảy bội của 9

Câu 2:

a) Viết lại các bội nhỏ hơn 30 của 8.

b) Viết các bội có hai chữ số của 11.

Hoạt động 3:

a) Tìm số thích hợp ở dấu ?:

8 : 1 =  ?;       8 : 5 = ? (dư ?);

8 : 2 = ?;        8 : 6  = ? (dư ?);

8 : 3 = ? (dư ?);        8 : 7  = ? (dư ?);

8 : 4 = ?;           8 : 8  = ? 

b) Hãy chỉ ra các ước của 8

Câu 3 :

Tìm các ước của 25

Trả lời:

Hoạt động 2:

a)  9 . 0 = 0; 9 . 1 = 9; 9 . 2 = 18; 9 . 3 = 27; 9 . 4 = 36; 9 . 5 = 45; 9 . 6 = 54

b) Bảy bội của 9 là: 0; 9; 18; 27; 36; 45; 54

Câu 2:

a)  Các bội nhỏ hơn 30 của 8 là: 0, 8, 16, 24

b) Các bội có hai chữ số của 11 là: 0, 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99.

Hoạt động 3:

a) 8 : 1 =  8;       8 : 5 = 1 (dư 3);

8 : 2 = 4;        8 : 6  = 1 (dư 2);

8 : 3 = 2 (dư 2);        8 : 7  = 7 (dư 1);

8 : 4 = 2;           8 : 8  = 1 

b)  Các ước của 8 là: 1; 2; 4; 8

Câu 3: Các ước của 25 là: 1; 5; 25

II. Tính chất chia hết

Hoạt động 4:

mSố a chia hết cho mSố b chia hết cho mThực hiện phép chia (a + b) cho m
59555(95 + 55) : 5 = 30
6??(? + ?) : 6 = ?
9??(?+ ? ) : 9 = ?

Câu 4:

Không thực hiện phép tính, hãy giải thích tại sao A = 1 930 + 1 945 + 1 975 chia hết cho 5

Trả lời:

Hoạt động 4: 

mSố a chia hết cho mSố b chia hết cho mThực hiện phép chia (a + b) cho m
59555(95 + 55) : 5 = 30
67854(78 + 54) : 6 = 22
945108(45 + 108 ) : 9 = 17

Câu 4:

A = 1 930 + 1 945 + 1 975 chia hết cho 5 vì các số hạng của tổng đều chia hết cho 5 

Hoạt động 5: 

mSố a chia hết cho mSố b chia hết cho mThực hiện phép chia (a - b) cho m
74921(49 - 21) : 7 = 4
8??(? - ?) : 8 = ?
11??(? - ?) : 11 = ?

Câu 5:

Không thực hiện phép tính, hãy giải thích tại sao A = 2 020 - 1 820 chia hết cho 20

Trả lời:

Hoạt động 5: 

mSố a chia hết cho mSố b chia hết cho mThực hiện phép chia (a - b) cho m
74921(49 - 21) : 7 = 4
84816(48 - 16) : 8 = 4
115522(55 - 22) : 11 = 3

Câu 5 :

Vì 2 020 chia hết cho 20 và 1 820 chia hết cho 20 nên A = 2 020 - 1 820 chia hết cho 20

Hoạt động 6: 

mSố a chia hết cho mSố b tùy ýThực hiện phép chia (a . b) cho m
9362(36 . 2) : 9 = 8
10??(? . ?) : 10 = ?
15??(? . ?) : 15 = ?

Câu 6:

Không thực hiện phép tính hãy giải thích tại sao A = 36 . 1 234 + 2 917 . 24 - 54 . 13 chia hết cho 6

Trả lời:

Hoạt động 6:

mSố a chia hết cho mSố b tùy ýThực hiện phép chia (a . b) cho m
9362(36 . 2) : 9 = 8
10507(50 . 7) : 10 = 35
15753(75 . 3) : 15 = 15

Câu 6:

Vì 36 chia hết cho 6 nên tích (36 . 1 234) chia hết cho 6

24 chia hết cho 6 nên tích (2 917 . 24) chia hết cho 6

54 chia hết cho 6 nên tích (54 . 13) chia hết cho 6

=> A = 36 . 1 234 + 2 917 . 24 - 54 . 13 chia hết cho 6

B. GIẢI CÁC CÂU HỎI PHẦN BÀI TẬP

Câu 1: 

Chỉ ra bốn bội của số m, biết:

a) m = 15;              b) m = 30;            c) m = 100.

Trả lời:

a) m = 15;   

Bốn bội của 15 là: 0, 15, 30, 45         

b) m = 30;     

Bốn bội của 30 là: 30; 60; 90; 150

c) m = 100.

Bốn bội của 100 là: 400; 500; 700; 800

Câu 2;

Tìm tất cả các ước của số n, biết:

a) n = 13;             b) n = 20;        c) n = 26.

Trả lời:

a) n = 13;   

Các ước của 13 là: 1; 13         

b) n = 20;       

Các ước của 20 là: 1; 2; 4; 5; 10;  20

c) n = 26.

Các ước của 26 là: 1; 2; 13; 26

Câu 3:

Tìm số tự nhiên x, biết x là bội của 9 và 20 < x < 40

Trả lời:

Các bội của 9 là: 0; 9; 18; 27; 36; 45; ....

Vậy số tự nhiên x là 27 hoặc 36

Câu 4:

Đội Sao đỏ của trường có 24 bạn. Cộ phụ trách muốn chia đội thành các nhóm đều nhau để kiểm tra vệ sinh lớp học, mỗi nhóm có ít nhất 2 bạn. Em hãy chia giúp cô giáo bằng cách có thể.

Trả lời:

Ta có: Các ước của 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24

Vậy cô có thể chia đội thành:

+ 12 nhóm mỗi nhóm có 2 bạn;

+ 8 nhóm mõi nhóm có 3 bạn;

+ 6 nhóm mỗi nhóm có 4 bạn;

+ 4 nhóm mỗi nhóm có 6 bạn;

+ 3 nhóm mỗi nhóm có 8 bạn

Câu 5:

Hãy tìm đáp án đúng trong các đáp án A, B, C và D:

a) Nếu m ⋮ 4 và n ⋮ 4 thì m + n chia hết cho:

A. 16         B. 12         C. 8          D. 4

b) Nếu m ⋮ 6 và n ⋮ 2 thì m + n chia hết cho

A. 6           B. 4           C. 3            D. 2

Trả lời:

a) Đáp án D

b) Đáp án D

Câu 6:

Chỉ ra ba số tự nhiên m, n, p thỏa mãn các điều kiện sau: m không chia hết cho p và n không chia hết cho p nhưng m + n chia hết cho p

Trả lời:

Ví dụ các số: 3; 5; 2

3 không chia hết cho 2 và 5 không chia hết cho 2 nhưng 3 + 5 = 8 chia hết cho 2

Ví dụ các số 7 ; 9; 4

7 không chia hết cho 4 và 9 không chia hết cho 4 nhưng 7 + 9 = 16 chia hết cho 4

Bài 7:

Cho a và b là hai số tự nhiên. Giải thích tại sao nếu (a + b) ⋮ m và a ⋮ m thì b ⋮ m

Trả lời:

(a + b) ⋮ m => a + b = mk

a ⋮ m => a = mk1

=> mk1 + b = mk => b = m.(k - k1)

=> b ⋮ m 

Câu 8:

Một cửa hàng có hai loại khay nướng bánh. Loại khay thứ nhất chứa 3 chiếc bánh. Loại khay thứ hai chứa 6 chiếc bánh. Sau một số lần nướng bằng cả hai loại khay trên, người bán hàng đếm được số bánh làm ra 125 chiếc. Hỏi người bán hàng đã đếm hay sai số bánh làm được? Biết rằng mỗi lần nướng, các khay đều xếp đủ số bánh 

Trả lời:

Ta có 6 ⋮ 3 mà mỗi lần nướng, các khay đều xếp đủ số bánh nên tổng số bánh đếm được phải chia hết cho 3.

Mà 125 không chia hết cho 3 => người bán hàng đã đếm sai số bánh

Câu 9:

Một đoàn khách du lịch đi tham quan chợ nổi Cái Rằng ở thành phố Cần Thơ bằng thuyền, mỗi thuyền chở 5 khách du lịch. Sau đó một số khách trong đoàn rời địa điểm tham quan trước bằng thuyền to hơn, mỗi thuyền chở 10 khách du lịch. Hướng dẫn viên kiểm đếm số khách du lịch còn lại là 21 người. Hỏi kết quả kiểm đếm trên là đúng hay sai.

Trả lời:

Ban đầu mỗi thuyền chở 5 khách du lịch => Tổng số khách phải chia hết cho 5

Một số khách rời đi bằng thuyền chở 10 khách du lịch => Số khách rời đi chia hết cho 10 và cũng chia hết cho 5

=> Số khách còn lại cũng phải chia hết cho 5 (theo tính chất chia hết của một hiệu)

Mà 21 không chia hết cho 5

=> Kết quả kiểm đếm là sai.

Tìm kiếm google: Soạn sách cánh diều lớp 6, toán 6 sách cánh diều, soạn bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết toán 6 sách mới, Tập hợp sách chân trời sáng tạo NXBGD

Xem thêm các môn học

Giải toán 6 tập 1 Cánh Diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com