Giải địa lí 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ - trang 155 địa lí 12. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ nhé.

[toc:ul]

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Hãy xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí địa lí...

Hãy xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

  • Bắc Trung Bộ tiếp giáp: 
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc
    • Biển Đông ở phía Đông
    • Lào ở phía Tây
    • Duyên hải Nam Trung Bộ ở phía Nam
  • Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh kéo dài từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
  • Diện tích: 51,5 nghìn km2

Câu 2: Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông – lâm-ngư nghiệp...

Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông – lâm-ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?

Trả lời:

Bắc Trung Bộ có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Theo đó, là từ vùng núi cao ở phía Tây đến các các vùng đôi thấp đến đồng bằng hẹp ven biển.

Tương ứng với các dạng địa hình như vậy, người dân ở đây đã hình thành những cơ cấu cây trồng vật nuôi khác nhau.

  • Ở vùng núi cao chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
  • Ở vùng đối núi thấp trồng cây hàng năm, chăn nuôi lợn gà..
  • Ở vùng ven biển chăn nuôi thủy sản

Như vậy theo lát cắt ngang của lãnh thổ, có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông - ngư nghiệp hay nông - lâm - ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế...

Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

Những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ:

  • Vị trí địa lí:
    • Bắc Trung Bộ liền kề với Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.
    • Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở mối giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đã tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở.
    • Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
    • Dải đồng bằng ven biển có thể sản xuất nông nghiệp
    • Đất phù sa ven sông, đất pha cát ven biển, đất feralit ở vùng rìa đồng bằng, một số nơi có đất đỏ bazan…để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…
    • Diện tích gò đồi khá lớn, có thể phát triển chăn nuôi kinh tế vườn, chăn nuôi gia súc
    • Vùng có một số tài nguyên khoáng sản như crom, thiếc, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý…
    • Rừng có diện tích lớn, sông có tiềm năng thủy điện….
    • Dọc ven biển có thể nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
  • Về kinh tế - xã hội:
    • Dân số đông có nguồn lao động dồi dào, trong đó có nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật ở các thành phố lớn.
    • Có các chuỗi đô thị và trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Vinh, Huế)
    • Có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua, các tuyến đường nối liền ven biển, đồng bằng và vùng núi…
    • Vùng có nhiều danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch…

Những khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ:

  • Cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo nàn, chưa được đầu tư nhiều
  • Khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai bão lũ, nạn cát bay từ biển Đông
  • Đất đai cằn cỗi, thiếu màu mỡ, đông bằng nhỏ hẹp hạn chế cho phát triển nông nghiệp…

Câu 2: Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông –lâm-ngư nghiệp góp phần...

Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông –lâm-ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

Trả lời:

Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở BTB là do khai thác được tối đa các lợi thế về nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn của vùng, mang lại hiệu quả KT cao. Cụ thể :

  • Cấu trúc lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông – tây, nhưng lại kéo dài theo chiều bắc – nam.
  • Phía Tây là vùng đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía Đông là vùng biển rộng lớn.
  • Có nguồn tài nguyên (lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản) khá đa dạng, nhưng về cơ bản vẫn ở dạng tiềm năng chưa khai thác hiệu quả.
  • Có sự phân hóa khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, dân tộc, lịch sử…cho phép phát triển nhiều ngành KT để khai thác lãnh thổ hợp lý và hiệu quả nhất.
  • Việc hình thành cơ cấu KT N-L-NN góp phần hình thành cơ cấu KT chung của vùng, tạo thế liên hoàn trong phát triển KT theo không gian và giữ cân bằng sinh thái.
  • Trong khi cơ cấu KT công nghiệp còn nhỏ bé thì việc hình thành cơ cấu KT N-L-NN góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH của vùng.

=> Việc hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành cơ cấu KT chung của vùng, góp phần tạo ra cơ cấu ngành và tạo ra thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu KT theo không gian.

Câu 3: Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp...

Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hóa, Vinh và Huế?

Trả lời:

Trung tâm công nghiệp Bắc Trung Bộ

Quy mô

Cơ cấu ngành

Thanh Hóa

Dưới 9 nghìn tỉ đồng

Cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng

Vinh

Dưới 9 nghìn tỉ đồng

Cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản

Huế

Dưới 9 nghìn tỉ đồng

Cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm

Câu 4: Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ....

Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

Trả lời:

Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.

  • Phát triển tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc – Nam), tạo ra trục kinh tế trong phát triển vùng. Nâng cao vai trò là cầu nối của vùng.
  • Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) và đường Hồ Chí Minh, giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
  • Cùng với phát triển giao thông Đông – Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.
  • Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.
  • Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hoá và tăng cường thu hút khách du lịch.
  • Phát triển hệ thống cảng biển, sân bay tạo điều kiên thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất…

=> Do đó phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ góp phần tăng cường mối giao lưu, quan hệ kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển KT-XH.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net