Giải địa lí 12 bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ - trang 20 địa lí 12. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 12 bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

Lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam có liên quan chặt chẽ với lịch hình thành Trái Đất.

Gồm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn tiền Cambri
  • Giai đoạn Cổ kiến tạo
  • Giai đoạn Tân kiến tạo

1. Giai đoạn Tiền Cambri

Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỉ năm. Ở giai đoạn này, lớp vỏ trái đất chưa được định hình rõ ràng và còn sơ khai. Đây người ta gọi là giai đoạn Tiền Cambri

Đặc điểm của giai đoạn này gồm có 3 đặc điểm sau:

a. Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thỔ Việt Nam

  • Giai đoạn này bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.

b. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay

  • Diễn ra một số nơi ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ

c. Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu

  • Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđro.
  • Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
  • Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô,ốc, …

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Căn cứ vào bảng niên biểu địa chất, hãy cho biết trước Đại Cổ sinh...

Căn cứ vào bảng niên biểu địa chất, hãy cho biết trước Đại Cổ sinh là các đại nào? Chúng kéo dài và cách đây khoảng bao nhiêu năm?

Trả lời:

Dựa vào bảng niên biểu địa chất (Trang 22 SGK) ta thấy có hại Đại trước đó. Đó chính là Đại Tân sinh và Đại Trung sinh

Trong đại Tân sinh gồm có 3 kỉ. Đó là:

  • Kỉ Đệ tù cách đây khoảng 1, 8 triệu năm, thời gia kéo dài không rõ
  • Kỉ Nêôgen cách đây khoảng 23 triệu năm, thời gian kéo dài 21, 2 triệu năm
  • Kỉ Palêôgen cách đây khoảng 65 triệu năm, thời gian kéo dài 42 triệu năm

Trong đại Trung sinh ccos 3 kỉ. Đó là:

  • Kỉ Krêta cách đây khoảng 145 triệu năm, thời gian kéo dài 80 triệu năm
  • Kỉ Jura cách đây khoảng 200 triệu năm, thời gian kéo dài 55 triệu năm
  • Kỉ Triat cách đây khoảng 250 triệu năm, thời gian kéo dài 50 triệu năm

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất đã trải qua bao nhiêu...

Lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?

Trả lời:

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta có thể chia làm ba giai đoạn chính :

  • Giai đoạn tiền Cambri
  • Giai đoạn cổ kiến tạo
  • Giai đoạn tân kiến tạo

Mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của lãnh thổ nước ta.

Câu 2: Vì sao nói Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu...

Vì sao nói Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?

Trả lời:

Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam bởi vì:

Ở giai đoạn Tiền Cambri, lớp vỏ Trái Đất chưa định hình rõ ràng và có rất nhiều biến động, là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là các đại dương nguyên thủy, bầu khí quyển nhiều CO2, ít O2 do sinh vật còn quá ít ỏi, thô sơ, chưa có vai trò gì lớn.

Trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó mới chỉ có các mảng nền cổ như vòm sông chảy, Hoàng Liên Sơn, oánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum,…làm hạt nhân hay tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này.

Câu 3: Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta gồm có 3 đặc điểm:

  • Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam
    • Giai đoạn này bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.
  • Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay
    • Diễn ra một số nơi ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ
  • Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu
    • Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđro.
    • Thuỷ quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.
    • Sinh vật nghèo nàn: Tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thuỷ tức, san hô,ốc, …
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 12


Copyright @2024 - Designed by baivan.net