[toc:ul]
1. Khái quát chung
2. Các thế mạnh và hạn chế của vùng
(Đọc thêm SGK)
3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a. Trong công nghiệp
Lĩnh vực | Thế mạnh | Hướng khai thác |
Trong công nghiệp | - Vùng chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước (55,6%) - Đa dạng các loại hình công nghiệp. | - Cải thiện nguồn năng lượng: + Thủy điện, nhiệt điện + Hệ thống tải điện, trạm biến áp - Chú trọng ngành công nghiệp có hàm lương khoa học kĩ thuật cao - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
|
Trong khu vực dịch vụ | - Dẫn đầu cả nước về các loại hình dịch vụ - Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng cao | - Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng - Giải quyết tốt hạ tầng giao thông đường bộ - Phát triển các ngành: Thương mại, ngân hàng, chứng khoán, tín dụng… |
Trong nông, lâm nghiệp | - Vùng cây công nghiệp hàng đầu cả nước. - Cây ăn quả lớn thứ hai cả nước. - Các loại hình nông nghiệp đa dạng, phong phú | - Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. - Thay đổi cơ cấu cây trồng thích hợp - Bảo vệ vốn rừng |
Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển | - Vùng có thế mạnh đặc biệt về phát triển tổng hợp kinh tế biển - Được xem là hòn ngọc viễn đông. | - Khai thác nuôi trồng thủy hải sản - Khai thác chế biến dầu khí hiệu quả - Khai thác cảng biển, các tuyến hàng hải tương xứng - Khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả - Chú trọng giải quyết ô nhiễm môi trường. |
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ:
Đông Nam Bộ gồm có các tỉnh, thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đông Nam Bộ tiếp giáp với: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia và biển Đông.
Thuận lợi về vị trí địa lí của Đông Nam Bộ:
Nằm liền kề Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long là những nguồn nguyền liệu dồi dào phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Như vậy, Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.
Nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước:
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, để vừa tăng thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.
Chính vì vậy, đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu thì việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ góp phần tăng nguồn vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường,…
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thì vùng cũng gặp một số khó khăn như:
Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất, nổi bật với các ngành công nghiệp cao như : luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm…
Tuy nhiên, để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng theo hướng lâu dài và bền vững thì đòi hỏi vùng phải có phương hướng khai thác.
Trước hết là vấn đề năng lượng. Là vùng công nghiệp lớn nhất và phát triển nhất cả nước nên vùng cần phải tiêu hao một lượng lớn về năng lượng. Để đáp ứng vấn đề đó, vùng đã cho xây dựng các nhà máy thủy điện, nhà máy điện tuốc bin cũng như là nhà máy nhiệt điện. Ngoài ra, còn đưa vào vận hành các đường dây siêu cao áp 500 KV Hòa Bình – Phú Lâm để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.
Thúc đẩy và mở ruộng các mối quan hệ bên ngoài và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác cần phải luôn luôn quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường…
Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu nóng quanh năm, có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Có những năm mùa khô kéo dài và sâu sắc, lại có những vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà bị ngập úng trong mùa mưa. Do đó, việc xây dựng các công trình thủy lợi ở đây có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ hạn chế lũ lụt ngập úng vào mùa mưa mà còn cung cấp nước tưới tiêu vào mùa khô. Điều đó được thể hiện rõ nhất từ khi nhiều công trình thủy lợi ở đây đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Một trong những công trình tiêu biểu của vùng đó là Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh).
Từ khi đưa vào hoạt động, hồ Dầu Tiếng đã đảm bảo tưới tiêu cho 170.000 ha của Tây Ninh và Củ Chi. Hay công trình thủy lợi Phước hòa ở Bình Dương, Bình Phước cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Từ khi giải quyết xong vấn đề nước tưới và nước sinh hoạt thì diện tích cây trồng của vùng ngày càng tăng lên, đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá lớn.
Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:
Với vị trí địa lí vô cùng thuận lợi, Đông Nam Bộ hoàn toàn có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Đông Nam Bộ nằm tiếp giáp với biển Đông nên có thể đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên sinh vật biển. Từ đó sẽ làm xuất hiện các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, các ngành công nghiệp chế biến thủy sản cũng dần được hình thành với số lượng lớn.
Vùng biển Đông Nam Bộ là vùng biển được đánh giá có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn. Do đó, để khai thác được nguồn tài nguyên quý giá này đòi hỏi sự ra đời của công nghiệp khai thác, chế biến dầu mỏ, phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng.
Ở đây là vùng biển có nhiều vùng biển nước sâu, tạo điều kiện hình thành các cảng biển góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng hải, cơ khí, sửa chữa cũng như đóng mới tàu…
Ngoài ra, biển Vũng Tàu cũng là một điểm du lịch được nhiều du khách biết đến với bãi tắm tuyệt đẹp. Chính vì vậy, khai thác và phát triển du lịch sẽ giúp vùng thu được nhiều ngoại lệ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của vùng.
Trong việc phát triển công nghiệp của vùng thì công nghiệp khai thác dầu khí là một trong những ngành trọng điểm .Dầu khí được sử dụng chủ yếu cho ngành lọc dầu và hóa lỏng khí tiêu biểu: