Giải địa lý 7 bài 1 trang 3 cực chất

Địa lý 7 bài 1 trang 3 cực chất. Bài học: Dân số Địa lý - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1 (trang 4 SGK Địa lý 7), cho biết:

  • Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ?
  • Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao ?

Câu 2: Quan sát hình 1.2 nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX?

Câu 3: Quan sát, so sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển và các nước đang phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000 dưới đây, cho biết: Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số?

Câu 2: Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo các châu lục, hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất và châu lục nào có tỉ lệ giă tăng dân số thấp nhất. Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm, nhưng tỉ trọng dân số so với thế giới vẫn tăng ?

Giải địa lí 7 bài 1 trang 3 cực chất

Câu 3: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Tháp tuổi hình 11 cho thấy:

- Tháp 1: số lượng bé trai – bé gái bằng nhau: 5.5 triệu

- Tháp 2: khoảng 4,5 triệu bé trai - 5,5 triệu bé gái

Sự khác nhau:   - Tháp 1: đáy tháp rộng thân tháp thu hẹp dần 

                         - Tháp 2: đáy tháp hẹp, thân tháp mở rộng.

=> Tháp tuổi có thân tháp mở rộng thể hiện số người trong độ tuổi lao động cao 

Câu 2: Tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX trong hình 1.2:

Dân số thế giới có xu hướng tăng nhanh và tăng liên tục, cụ thể:

  • Năm 1804: có khoảng 1 tỉ người 
  • Năm 1999: tăng lên thành 6 tỉ người

Câu 3: So sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển và các nước đang phát triển và các nước đang phát triển:

  • Giai đoạn 1950 – 2000: Nhóm nước đang phát triển > Nhóm nước phát triển

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Khi nhìn vào tháp dân số ta sẽ biết được:

  • Xu hướng dân số của một địa điểm hay quốc gia
  • Giới tính
  • Độ tuổi
  • Nguồn lực lao động hiện tại
  • Nguồn lực lao động tương lai

Câu 2: Dựa vào bảng tỉ lệ ta gia tăng dân số ta thấy:

  • 1950 – 1955: Cao nhất: Châu Mĩ (2,65%), Thấp nhất: châu Âu (1%)
  • 1990 – 1995: Cao nhất: Châu Phi (2,68%), Thấp nhất: châu Âu (0,16%)

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm:

- Châu Á có số dân đông (55,6 % dân số thế giới)

- Tuy tỉ lệ giảm nhưng vẫn còn cao so với các châu lục khác

Câu 3: 

Bùng nổ dân số thế giới xảy ra: tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2,1%.

  • Nguyên nhân: các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện, tiến bộ về y tế
  • Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển
  • Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Quan sát tháp tuổi hình 11 ta thấy:

Số bé trai và bé gái trong hai tháp trong độ tuổi từ 0 đến 4 ước tính:

  • Tháp tuổi thứ nhất có khoảng 5,5 triệu bé trai và 5,5 triệu bé gái.
  • Tháp tuổi thứ hai có khoảng 4,5 triệu bé trai và 5,5 triệu bé gái.

* Ta thấy hai tháp tuổi có sự khác nhau rõ rệt từ thân tháp đến đáp tháp, cụ thể:

- Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thu hẹp dần.

- Tháp tuổi thứ hai có đáy tháp hẹp, thân tháp mở rộng.

Tháp tuổi có thân tháp mở rộng thể hiện số người trong độ tuổi lao động cao. Thế nhưng ta có thế thấy đáy tháp hẹp thể hiện tỉ lệ sinh đã giảm, tương lai nguồn lao động cũng bị giảm.

Câu 2: Dựa vào biểu đồ hình 1.2 ta thấy tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX như sau:

- Từ đầu thế kỉ XIX dân số thế giới có xu hướng tăng nhanh và tăng liên tục đến cuối thế kỉ XX. 

- Con số cụ thể là vào năm 1804 thế giới có khoảng 1 tỉ người đến năm 1999 thế giới đã tăng lên thành 6 tỉ người.

Câu 3: Quan sát, so sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển và các nước đang phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000, ta thấy: 

- Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển.

Bởi vì: Nhìn vào biểu đồ ta thấy đường màu xanh là thể hiện tỉ lệ sinh, đường màu đỏ thể hiện tỉ lệ tử, miền màu hồng là gia tăng dân số tự nhiên. Nếu miền màu hồng ngày càng mở rộng, chứng tỏ gia tăng dân số ngày càng cao, ngược lại nếu miền màu hồng bị thu hẹp chứng tỏ gia tăng dân số đang giảm. Như vậy, ở hình 1.4, miền màu hồng được mở rộng hơn ở hình 1.3, chứng tỏ các nước đang phát triển có gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Khi nhìn vào tháp dân số, ta sẽ biết những đặc điểm của dân số như sau:

  • Ta biết được các hướng dân số của một địa điểm hay quốc gia nào đó.
  • Qua tháp tuổi ta còn biết được giới tính, độ tuổi
  • Ngoài ra, khi nhìn vao đó còn biết được các thông tin về lao động như nguồn lực lao động hiện tại và tương lai

Câu 2: Dựa vào bảng tỉ lệ ta gia tăng dân số ta thấy được các thông tin sau:

Trong giai đoạn từ 1950 đến 1955: Châu Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 2,65%, châu Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất chỉ có 1%.

Trong giai đoạn từ 1990 đến 1995: Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 2,68%, châu Âu có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất với 0,16%.

Đối với Châu Á:

  • Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm, nhưng tỉ trọng dân số so với thế giới vẫn tăng vì châu Á có số dân đông (chiếm tới 55,6 % dân số thế giới), tỉ lệ gia tăng dân số tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nên hằng năm số dân tăng thêm vẫn nhiều, đã làm cho tốc độ tăng dân số của châu Á nhanh hơn các châu lục khác.

Câu 3: Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi:

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2,1%.

=> Nguyên nhân là do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. 

- Hậu quả mang lại rất lớn: điều này đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội…

- Biện pháp: chúng ta cần thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số…

Tìm kiếm google: soan dia ly 7 cuc chat bai dan so dia li, soạn địa lý 7 ngắn gọn nhất

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com