Giải địa lý 7 bài 35 trang 109 cực chất

Địa lý 7 bài 35 cực chất. Bài học: Khái quát châu Mĩ - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Quan sát hình 35.1, cho biết châu Mĩ tiếp giáp những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?

Câu 2: Quan sát hình 35.1, cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.

Câu 3: Quan sát hình 35.2 , nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ.

– Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?

Câu 4: Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ?

Câu 5: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 35 châu Mĩ

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Quan sát hình 35.1 ta thấy, châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương:

  • Bắc Băng Dương (Phía Bắc)
  • Đại Tây Dương (Phía Đông)
  • Thái Bình Dương (Phía Tây)

Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực của châu lục này đều nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

Câu 2: Ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma:

  • Rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương
  • Giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì.

Câu 3: Các luồng nhập cư vào châu Mĩ gồm: Luồng từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức… Tây Ban Nha…Bồ Đào Nha

– Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư:

  • Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
  • Trung và Nam Mĩ ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Câu 4: Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa):

  • Lãnh thổ rộng lớn vơi 42 triệu km2.
  • Vĩ độ: 71°57′ B đến 53°54′ N.
  • Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

Câu 5: Vai trò các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ:

  • Các luồng nhập cư khiến cho thành phần dân cư ở châu Mĩ rất đa dang.

=> Gồm người da đen, da trắng, người da vàng và cả người lai.

  • Mỗi chủng tộc sống với nhau thì sẽ hòa quyện huyết thống tạo ra chủng tộc người lai. 

=> Giúp cho Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 35 châu Mĩ

Câu 1: Chứng minh châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn?

Trả lời:

  • Châu Mĩ rộng 42 triệu Km2.
  • So với các châu lục khác thì châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam.
  • Lãnh thổ tiếp giáp với các đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương).

Câu 2: Kênh đào Pa-ra-ma có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế?

Trả lời:

  • Rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương
  • Giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì.

Câu 3: Nêu các thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ?

Trả lời:

  • Người Anh – Điêng và người Ex – ki – mô thuộc chủng tộc Môn – gô – lô – it (Trước thế kỉ XVI)
  • Chủng tộc Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it (Từ thế kỉ XVI)

Câu 4: Chứng minh Châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng?

Trả lời:

  • Trước thế kỉ XVI có người Anh – Điêng và người Ex – ki – mô thuộc chủng tộc Môn – gô – lô – it.
  • Từ thế kỉ XVI có thêm chủng tộc Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it.
  • Trong quá trình chung sống, các chủng tộc đã hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai.

=> Dân cư từ nhiều châu lục khác đã đến nhập cư tại châu Mĩ tạo nên sự đa dạng.

Câu 5: Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

Trả lời:

Dân cư ở Châu Mĩ chủ yếu là nhập cư: 

  • Bắc Mĩ:người Anh, Pháp, Đức nói bằng tiếng Anh
  • Châu Mĩ la tinh, các nước Trung Mĩ: người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nói bằng ngữ hệ La Tinh

Câu 6: Ý nghĩa của các luồng nhập cư đối với sự hình thành cộng đồng dân cư ở châu Mĩ?

Trả lời:

  • Các luồng nhập cư khiến cho thành phần dân cư ở châu Mĩ rất đa dang. => da đen, da trắng, người da vàng và cả người lai.
  • Mỗi chủng tộc sống với nhau thì sẽ hòa quyện huyết thống tạo ra chủng tộc người lai.  => Thành phần chủng tộc đa dạng.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Quan sát hình 35.1 ta thấy, châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương. Cụ thể là:

- Phía Bắc tiếp giáp Bắc Băng Dương

- Phía Đông giáp Đại Tây Dương

- Phía Tây giáp Thái Bình Dương

* Sở dĩ nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì:

- Các điểm cực của châu lục này đều nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

Câu 2: Qua hình 35.1, ta biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma là:

* Sơ lược về kênh đạo Pa-na-ma:

- Kênh đào có chiều rộng không đến 50 km

- Được xây dựng và hoàn thành vào năm 1914

* Ý nghĩa kinh tế rất lớn:

- Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương 

=> Giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển. 

- Ngoài ra, cũng nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì.

Câu 3: Sau khi quan sát sát hình 35.2 , ta thấy có các luồng nhập cư vào châu Mĩ gồm:

- Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức…

- Luồng người từ Tây Ban Nha.

- Luồng người từ Bồ Đào Nha.

* Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư của các luồng người từ các nước khác nhau đổ về, cụ thể:

- Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

- Trung và Nam Mĩ sử dụng ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Câu 4: Lãnh thổ châu Mĩ:

- Lãnh thổ châu Mĩ là lãnh thổ rộng lớn 

=> Rộng hơn 42 triệu km2

- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến cận cực Nam

=> Nằm từ 71°57′ B đến 53°54′ N và nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

Câu 5: Các luồng nhập cư có vai trò rất quan trọng đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ:

- Các luồng nhập cư khiến cho thành phần dân cư ở châu Mĩ rất đa dang:

  • Người da đen
  • Người da trắng
  • Người da vàng 
  • Ngoài ra còn có người lai

- Đa số thành phần dân cư châu Mỹ là dân nhập cư thuộc đủ các chủng tộc trên thế giới:

  • Chủng tộc Nê-gro-it bị bắt sang làm nô lệ
  • Chủng tôc Ơ-rô-pê-ô-ít sang xâm chiếm đất đai,.v.v…

=> Mỗi chủng tộc sống với nhau thì sẽ hòa quyện huyết thống tạo ra chủng tộc người lai. Từ đó, giúp cho Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 35 châu Mĩ

Câu 1: Chứng minh châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn?

Trả lời:

- Châu Mĩ được người Châu Âu phát kiến vào cuối thế kỉ XV nên được gọi là tân thế giới. 

- Châu Mĩ rộng 42 triệu Km2, nằm hoàn toàn về nửa bán cầu Tây. 

- So với các châu lục khác thì châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam. 

- Lãnh thổ của châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương lớn như Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

Câu 2: Kênh đào Pa-ra-ma có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế?

Trả lời:

* Sơ lược về kênh đạo Pa-na-ma:

- Kênh đào có chiều rộng không đến 50 km

- Được xây dựng và hoàn thành vào năm 1914

* Ý nghĩa kinh tế rất lớn:

Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương 

=> Giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển đường biển. 

Ngoài ra, cũng nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì.

Câu 3: Nêu các thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ?

Trả lời:

Thành phần chủng tộc ở châu Mĩ vô cùng đa dạng đến từ khắp nơi trên thế giới: 

- Trước thế kỉ XVI có người Anh – Điêng và người Ex – ki – mô thuộc chủng tộc Môn – gô – lô – it.

- Từ thế kỉ XVI có thêm chủng tộc Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it.

=> Do có sự đa dạng nên các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần mới đó là người lai.

Câu 4: Chứng minh Châu Mĩ là vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng?

Trả lời:

- Châu Mĩ chính là vùng đất của người nhập cư. 

=> Dân cư từ nhiều châu lục khác đã đến nhập cư tại đây như người châu Á, châu Âu, châu Phi… Do lịch sử nhập cư lâu dài nên Châu Mĩ có thành phần chủng tộc rất đa dạng.

  • Trước thế kỉ XVI có người Anh – Điêng và người Ex – ki – mô thuộc chủng tộc Môn – gô – lô – it.
  • Từ thế kỉ XVI có thêm chủng tộc Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it.

=> Trong quá trình chung sống, các chủng tộc ở châu Mĩ đã hòa huyết, tạo nên các thành phần người lai.

Câu 5: Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

Trả lời:

* Do dân cư ở Châu Mĩ chủ yếu là nhập cư từ các châu lục khác nhau nên ngôn ngữ cũng khác nhau.

- Cư dân Bắc Mĩ đại bộ phận con cháu của người Anh, Pháp, Đức du cư sang 

=> Có nền văn hóa Ang-lô-xac-xông nói bằng tiếng Anh.

- Châu Mĩ la tinh, các nước Trung Mĩ (về phía Nam) có nguồn gốc con cháu người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

=> Thuộc ngữ hệ La Tinh nên nói bằng tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Câu 6: Ý nghĩa của các luồng nhập cư đối với sự hình thành cộng đồng dân cư ở châu Mĩ?

Trả lời:

- Các luồng nhập cư khiến cho thành phần dân cư ở châu Mĩ rất đa dang:

  • Người da đen
  • Người da trắng
  • Người da vàng 
  • Ngoài ra còn có người lai

- Đa số thành phần dân cư châu Mỹ là dân nhập cư thuộc đủ các chủng tộc trên thế giới:

  • Chủng tộc Nê-gro-it bị bắt sang làm nô lệ
  • Chủng tôc Ơ-rô-pê-ô-ít sang xâm chiếm đất đai,.v.v…

=> Mỗi chủng tộc sống với nhau thì sẽ hòa quyện huyết thống tạo ra chủng tộc người lai. Từ đó, giúp cho Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.

Tìm kiếm google: giai dia ly 7 bai 35 cuc chat, giải địa lý 7 bài Khái quát châu Mĩ

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com