Giải địa lý 7 bài 41 trang 126 cực chất

Địa lý 7 bài 41 cực chất. Bài học: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Quan sát hình 41.1, cho biết Trung và Nam Mĩ giáp các biển và đại dương nào?

Câu 2: Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, cho biết:

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ảng-ti nằm trong môi trường nào?

- Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì? Thổi theo hướng nào?

Câu 3: Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Câu 4: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với: Biển Ca-ri-bê, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương

Câu 2: Qua hình 4.1:

  • Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: nằm trong môi trường nhiệt đới.
  • Gió Tín phong trên biển thỏi quanh năm theo hướng đông nam

Câu 3: Đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mỹ:

  • Phía Tây: Cao nguyên đồ sộ nhất, cao TB: 3000 – 5000m => Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao.
  • Ở giữa: rộng lớn (đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata) => rừng rậm bao phủ, vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn.
  • Phía Đông: sơn nguyên Guyana, Brazin lâu đời, cắt xẻ mạnh, => rừng rậm nhiệt đới ẩm.

Câu 4: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ:

- Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản

- Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau:

  • Bấc Mĩ phía đông là núi già >< Nam Mĩ phía đông là cao nguyên
  • Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ  >< Hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
  • Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam >< Nam Mĩ là chuỗi các đồng bằng nối với nhau (đồng bằng thấp)

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Quan sát hình 41.1 ta thấy, Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương:

- Tiếp giáp biển: Ca-ri-bê.

- Tiếp giáp đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 2: Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học, ta thấy: 

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti chủ yếu nằm trong môi trường nhiệt đới

- Loại gió thổi quanh năm ở Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti:

  • Gió Tín phong trên biển
  • Gió Tín phong thổi theo hướng đông nam

Câu 3: Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần:

* Phía Tây:

- Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

- Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

* Ở giữa:

- Địa hình rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata

- Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

* Phía Đông:

- Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

- Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới ẩm.

Câu 4: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

* Về sự giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản:

- Phía tây là núi trẻ.

- Ở giữa là đồng bằng .

- Phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

* Khác nhau:

- Bắc Mĩ phía đông là núi già trong khi Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

- Hệ thống dãy núi:

  • Bắc Mĩ: hệ thống núiCoóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ.
  • Nam Mỹ: hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

- Hệ thống đồng bằng:

  • Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
  • Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
Tìm kiếm google: giai dia ly 7 bai 41 cuc chat, giải địa lý 7 bài Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com