Giải địa lý 7 bài 54 trang 160 cực chất

Địa lý 7 bài 54 trang 160 cực chất. Bài học: Dân cư, xã hội châu Âu - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 54.1, cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm.

Câu 2: Quan sát hình 54.3, nhận xét sự phân bố dân cư châu Âu:

- Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2).

- Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2).

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trình bày sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu.

Câu 2: Phân tích hình 54.2 để thấy:

  • So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già.
  • Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 47 châu Nam Cực 51, 52, 54, 55 về thiên nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế ở Châu Âu

Câu 1: Nêu vị trí địa lí và đặc điểm địa hình khu vực Châu Âu?

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân bố các loại địa hình chính của Châu Âu?

Câu 3: Trình bày đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thực vật của Châu Âu?

Câu 4: Dựa vào các hình 51.1 và 51.2, giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?

Câu 5: Hãy kể tên các môi trường tự nhiên ở Châu Âu? Nêu rõ sự phân bố của các loại môi trường tự nhiên đó?

Câu 6: So sánh ba môi trường tự nhiên: Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải?

Câu 7: So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải?

Câu 8: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang đông?

Câu 9: Hãy nêu đặc điểm của dân cư Châu Âu?

Câu 10: Hãy chứng minh sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa ở châu Âu?

Câu 11: Nêu đặc điểm đô thị hóa ở Châu Âu?

Câu 12: Tại sao ngành du lịch ở Châu Âu lại có khả năng phát triển tốt?

Câu 13: Châu Âu có những hình thức tổ chức sản xuất nào? Tại sao nền nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao?

Câu 14: Nêu đặc điểm ngành công  nghiệp ở Châu Âu?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Châu Âu có các nhóm ngôn ngữ: La-tinh (Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Ru-ma-ni); Giéc-man (Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển); Xla-vơ (Nga, Xlô-va-ki-a, Xec-bi, Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Bun-ga-ri, Ư-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, CH Séc) và Hi Lạp (ít nước).

Câu 2: Sự phân bố dân cư châu Âu: vùng có mật độ dân số cao >125 người/km2 (ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương), mật độ thấp < 25 người/km2 (bán đảo Xcăng-đi-na-vi và phía bắc đồng bằng Đông Âu).

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ở châu Âu thể hiện qua: tôn giáo (Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi); nhiều dân tộc, ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng; ngôn ngữ (La-tinh, Giéc-man và Xla-vơ)

Câu 2: - So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già vì

  • Dân số dưới độ tuổi lao động: Châu Âu giảm dần >< thế giới tăng liên tục 
  • Dân số trong độ tuổi lao động: châu Âu tăng chậm và giảm >< thế giới tăng liên 
  • Dân số trên độ tuổi lao động: châu Âu tăng liên tục ><. thế giới cũng tăng liên tục (nhưng tỉ lệ không đáng kể)

- Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi, vì tháp tuổi của châu Âu đã chuyển từ tháp tuổi trẻ  sang tháp tuổi già.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 47 châu Nam Cực 51, 52, 54, 55 về thiên nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế ở Châu Âu

Câu 1: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình: khu vực Châu Âu là bộ phận của lục địa Á-Âu (diện tích > 10 triệu km2), 36°B – 71°B tiếp giáp Bắc Băng Dương, Đại TâyDương, biển Địa Trung Hải và châu Á.

- Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng (2/3), núi già (phía Bắc và Trung Tâm), núi trẻ (phía tây, Nam và Trung Âu)

Câu 2: Sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu 3 dạng địa hình chính là đồng bằng (Tây và Trung Âu, đồng bằng Đông Âu), núi già (Tây và Trung Âu, Bắc Âu) và núi trẻ (Tây và Trung Âu, Nam Âu).

Câu 3: Đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thực vật của Châu Âu:

  • Khí hậu phần lớn là  ôn đới, phần nhỏ phía Bắc (hàn đới), phía Nam (Địa Trung Hải).
  • Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào (Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga)
  • Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa (rừng lá rộng, rừng lá kim, thảo nguyên, rừng lá cứng)

Câu 4: Ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông vì phía tây chịu ảnh hưởng của biển lớn

=> Không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi.

Câu 5: Các môi trường tự nhiên ở Châu Âu và sự phân bố: Môi trường ôn đới hải dượng (các nước ven biển Tây Âu), ôn đới lục địa (khu vực Đông Âu), Địa Trung Hải (các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải) và môi trường núi cao (miền núi trẻ phía Nam).

Câu 6: So sánh ba môi trường tự nhiên: Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải:

  • Ôn đới hải dương phân bố các đảo và vùng ven biển Tây Âu, khí hậu ôn hòa, ấm ẩm, mùa hè mát, đông không lạnh lắm, sông ngồi không đóng băng, nhiều nước và có rừng lá rộng – dẻ, sồi.
  • Ôn đới lục địa tại khu vực Đông Âu, mùa đông lạnh khô, có tuyết rơi, hè nóng có mưa, nhiều nước vào mùa xuân, mùa hè, mùa đông đóng băng, thực vật thay đổi từ Bắc – Nam.
  • Địa trung hải phân bố tại Nam Âu – ven Địa Trung Hải, mùa đông không lạnh, có mưa nhiều, mùa hè nóng, khô, sông ngồi ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông, mùa hạ ít nước, thực vật rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai.

Câu 7: So sánh khác nhau giữa các môi trường

- Ôn đới hải dương >< ôn đới lục địa: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm, ẩm ướt >< Mùa đông lạnh, khô mùa hè nóng, mưa mùa hè. (Sâu lục địa 11- 4 có tuyết rơi < 0oC).

- Ôn đới lục địa >< khí hậu địa trung hải: Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mùa hè ẩm ướt (mưa) >< mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh, có mưa.

Câu 8: Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông do Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn. Càng về phia tây, khí hậu Châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều.

Câu 9: Đặc điểm của dân cư Châu Âu là chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ –rô-pê –ô-it với nhóm ngôn ngữ (Giesc-man, La-tinh, Xla-vơ), phần lớn đạo Cơ Đốc Giáo, một số vùng theo đạo Hồi.

  • Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ¾ dân số sống ở đô thị, mức sống cao và tăng dân số tự nhiên rất thấp.

Câu 10: Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa ở châu Âu thể hiện qua Tôn giáo (Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi); Nhiều dân tộc, ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng; Ngôn ngữ (La-tinh, Giéc-man và Xla-vơ)

Câu 11: Đặc điểm đô thị hóa ở Châu Âu: độ thị hóa cao (75% dân số, hơn 50 thành phố >1 triệu dân) và quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang được đẩy mạnh.

Câu 12: Ngành du lịch ở Châu Âu có khả năng phát triển tốt vì:

  • Cảnh đẹp, lịch sử, văn hóa, nhiều hoạt động thể thao lớn. 
  • Kinh tế phát triển, mức sống cao, cơ sở hạ tầng tốt.

Câu 13: Các hình thức tổ chức sản xuất ở Châu Âu là theo các hộ gia đình và theo trang trại. 

  • Nền nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao vì nền nông nghiệp thâm canh, trình độ cao, khoa học –kĩ thuật tiên tiến và gắn chặt với công nghiệp chế biến.

Câu 14: Đặc điểm ngành công  nghiệp ở Châu Âu:

  • Phát triển sớm nhất thế giới. Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm…
  • Các ngành công nghiệp truyền thống giảm sút, bên cạnh đó các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển (điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không…)

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 54.1, ta thấy châu Âu có các nhóm ngôn ngữ là:

  • Giéc-man
  • La-tinh
  • Xla-vơ
  • Hi Lạp,...

* Tên các nước thuộc từng nhóm:

- Ngôn ngữ La-tinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Ru-ma-ni.

- Ngôn ngữ Giéc-man: Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển.

- Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki-a, Xec-bi, Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Bun-ga-ri, Ư-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, CH Séc.

- Ngôn ngữ Hi Lạp: ít và không đáng kể, rải rác một vài nơi.

Câu 2: Quan sát hình 54.3, ta thấy sự phân bố dân cư châu Âu như sau:

Dễ dàng thấy, trên phần lớn lãnh thổ châu Âu mật độ dân số từ: 25 đến 125 người/km2:

- Các vùng có mật độ dân số cao (trên 125 người/km2): ở ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.

- Các vùng có mật độ dân số thấp (dưới 25 người/km2): ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi và phía bắc đồng bằng Đông Âu.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo thể hiện ở các điểm sau:

1. Về tôn giáo:

- Có các tôn giáo chính như Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi (một bộ phận nhỏ).

2. Về dân tộc, văn hóa:

- Nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. 

- Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hóa của mình, đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của dân tộc khác trong cùng quốc gia. 

3. Về ngôn ngữ:

- Có 3 nhóm ngôn ngữ chính: La-tinh, Giéc-man và Xla-vơ. 

- Các nhóm này chia ra rất nhiều ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.

Câu 2: Vận dụng phân tích hình 54.2, ta thấy:

* So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già vì:

1. Dân số dưới độ tuổi lao động:

  • Châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. 
  • Thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

2. Dân số trong độ tuổi lao động:

  • Châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. 
  • Thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

3. Dân số trên độ tuổi lao động:

  • Châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. 
  • Thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi.

* Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi dựa vào hình dạng tháp tuổi của châu Âu:

- Hình dạng tháp tuổi đã chuyển từ tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp) năm 1960 sang tháp tuổi giả (đáy không rộng, đỉnh không hẹp).

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 47 châu Nam Cực 51, 52, 54, 55 về thiên nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế ở Châu Âu

Câu 1: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình khu vực Châu Âu:

* Vị trí địa lí châu Âu:

- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích chỉ trên 10 triệu km2

- Giới hạn: Từ 36°B – 71°B, tiếp giáp với Bắc Băng Dương, Đại TâyDương, biển Địa Trung Hải và châu Á.

* Đặc điểm địa hình châu Âu:

- Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.

- Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông gồm đồng bằng tây Trung Âu và Đông Âu.

- Núi già ở phía Bắc và Trung Tâm

- Núi trẻ ở phía tây, Nam và Trung Âu.

Câu 2: Câu 1: Dựa vào hình 51.1, sự phân bố các loại địa hình chính của châu Âu thể hiện qua 3 dạng địa hình chính đồng bằng, núi già, núi trẻ:

- Đồng bằng: bao gồm miền đồng bằng của khu vực Tây và Trung Âu, đồng bằng Đông Âu

- Núi già: bao gồm miền núi già của khu vực Tây và Trung Âu, Bắc Âu.

- Núi trẻ: bao gồm miền núi trẻ của khu vực Tây và Trung Âu, Nam Âu.

Câu 3: Đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thực vật của Châu Âu được thể hiện như sau:

- Khí hậu:

  • Đại bộ phận lảnh thổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
  • Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông

- Sông ngòi:

  • Sông ngồi châu Âu có mật độ dày đặc.
  • Sông có lượng nước dồi dào.
  • Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

- Thực vật: thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:

  • Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.
  • Sâu trong nội địa: rừng lá kim.
  • Phía Đông Nam: thảo nguyên.
  • Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.

Câu 4: Dựa vào các hình 51.1 và 51.2, ta thấy ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông vì những lý do sau:

- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương 

=> Làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông.

- Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền.

=> Làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.

-  Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn.

=> Không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. 

Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hòa hơn.

Câu 5: Các môi trường tự nhiên ở Châu Âu gồm 4 môi trường: Môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường Địa Trung Hải, môi trường núi cao.

Sự phân bố của các loại môi trường tự nhiên:

- Môi trường ôn đới hải dượng: Phân bố các nước ven biển Tây Âu

- Môi trường ôn đới lục địa phân bố ở khu vực Đông Âu

- Môi trường Địa Trung Hải phân bố ở các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải.

- Môi trường núi cao phân bố miền núi trẻ phía Nam

Câu 6: So sánh ba môi trường tự nhiên: Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải như sau: 

Giải địa lý 7 bài 54 trang 160 cực chất

Câu 7: Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải thể hiện qua:

1. Sự khác nhau của Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:

- Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.

- Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC.

2. Sự khác nhau của Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:

- Ôn đới lục địa : Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.

- Khí hậu địa trung hải : Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.

Câu 8: Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa từ tây sang đông:

- Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu Châu Âu thêm ấm áp về mùa đông, quanh năm gió tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền

=> Làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực đông và đông nam Châu Âu.

– Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn

=> Không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, vào sâu phía đông và đông nam, ảnh hưởng của biển và gió tây ôn đới giảm dần. 

=> Càng về phía tây, khí hậu Châu Âu càng ấm áp và mưa nhiều.

Câu 9: Đặc điểm dân cư Châu Âu là:

- Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ –rô-pê –ô-it, gồm 3 nhóm ngôn ngữ: Nhóm Giesc-man, nhóm La-tinh, nhóm Xla-vơ.

- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc Giáo, có một số vùng theo đạo Hồi.

- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp (chưa tới 0,1%)

- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.

- Phần lớn (¾ dân số) Châu Âu sống ở đô thị

- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp.

- Người dân có mức sống cao.

Câu 10: Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa ở châu Âu thể hiện:

- Về tôn giáo:

  • Có các tôn giáo chính như Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi (một bộ phận nhỏ).

-  Về dân tộc, văn hóa:

  • Nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. 
  • Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hóa của mình, đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của dân tộc khác trong cùng quốc gia. 

- Về ngôn ngữ:

  • Có 3 nhóm ngôn ngữ chính: La-tinh, Giéc-man và Xla-vơ. 
  • Các nhóm này chia ra rất nhiều ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.

Câu 11: Một số đặc điểm đô thị hóa ở Châu Âu là:

- Mức độ thị hóa cao: khoảng 75% dân số trong các đô thị và hơn 50 thành phố có trên 1 triệu dân.

- Các thành phố nối tiếp nhau thành các dải đô thị từ Liverpoor(anh) đến Côn (Đức)

- Cùng với đó quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang được đẩy mạnh.

Câu 12: Ngành du lịch ở Châu Âu lại có khả năng phát triển tốt bởi những lý do sau:

- Châu Âu có nhiều thắng cảnh đẹp

- Các di tích lịch sử, văn hóa đa dạng

- Có nhiều hoạt động thể thao lớn

- Nền kinh tế phát triển, mức sống cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt.

=> Các trung tâm du lịch lớn của Châu Âu: Các nước vùng ven Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.

Câu 13: Châu Âu có những hình thức tổ chức sản xuất là:

- Tổ chức theo các hộ gia đình

- Tổ chức theo trang trại

* Nền nông nghiệp châu Âu đạt hiệu quả cao vì:

- Châu Âu có nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao

- Áp dụng được các tiến bộ khoa học –kĩ thuật tiên tiến và gắn chặt với công nghiệp chế biến

=> Nhờ đó sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao.

Câu 14: Đặc điểm ngành công  nghiệp ở Châu Âu:

- Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.

- Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm…

- Các ngành công nghiệp truyền thống của châu Âu bị giảm sút

=> Cần phải thay đổi cơ cấu, công nghệ…

- Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển: điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không…

Tìm kiếm google: giai dia ly 7 bai 54 cuc chat, giải địa lý 7 bài Dân cư, xã hội châu Âu

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com