Giải địa lý 7 bài 49 trang 147 cực chất

Địa lý 7 bài 49 cực chất. Bài học: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Qua bảng số liệu, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương (năm 2001).

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu thống kê, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương?

Câu 2: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 48, 49 châu Đại Dương

Câu 1: Nêu vị trí địa lí và đặc điểm địa hình châu Đại Dương?

Câu 2: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?

Câu 3: Giải thích tại sao phần lớn diện tích lục địa Ôxtray-li-a là hoang mạc?

Câu 4: Nêu đặc điểm dân cư của châu Đại Dương?

Câu 5: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.

Câu 6: Nêu sự phân bố tài nguyên khoáng sản ở châu Đại Dương? Nêu một số khoảng sản chính ở Châu Đại Dương?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: - Châu Đại Dương  có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2), phân bố không đều; tỉ lệ dân thành thị thuộc vào loại cao trên thế giới (69%)

Câu 2: Trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương:

  • Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia không đều nhau  (Ô-xtrây-li-a 20337,5 USD/người, Niu Di-len, thấp nhất Pa-pua Niu Ghi-nê).
  • Cơ cấu thu nhập theo các ngành khác nhau (chủ yếu là từ hoạt động du lịch).

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương:

  • Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2), phân bố không đều; tỉ lệ dân thành thị thuộc vào loại cao trên thế giới (69%)
  • Dân cư đa số là người nhập cư (80%) => đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa

Câu 2: Sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương:

- Ô-trây-li-a và Niu Di-len: 

  • Kinh tế phát triển, Thu nhập bình quân đầu người cao.
  • Các ngành công nghiệp: xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa CN khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử chế biến thực phẩm.

- Các quốc đảo: 

  • Những nước đang phát triển 
  • Khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu, công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 48, 49 châu Đại Dương

Câu 1: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình châu Đại Dương: Nằm giữa Thái Bình Dương, có diện tích hơn 8,5 triệu km2, gồm có lục địa Lục đại Ôxtrâylia và 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi, Niu-đi-len, Mi-cro –ne-đi  và Pô-li-nê-đi.

  • Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
  • Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.

Câu 2: Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương vì: khí hậu nóng ẩm và điều hòa, quanh năm có mưa nhiều, có cảnh sinh thái tốt và đẹp (rừng xích đạo xanh, rừng mưa nhiệt đới, rừng dừa).

Câu 3: Phần lớn diện tích lục địa Ôxtray-li-a là hoang mạc vì có chí tuyến Nam đi qua lục địa (phần lớn lãnh thổ nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa) và phía Đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ Bắc xuống Nam (sườn núi khuất gió và các vùng phía Tây bị khô hạn).

Câu 4: Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương:

  • Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2), phân bố không đều; tỉ lệ dân thành thị thuộc vào loại cao trên thế giới (69%)
  • Dân cư đa số là người nhập cư (80%) 

Câu 5: Sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương:

- Ô-trây-li-a và Niu Di-len: 

  • Kinh tế phát triển, Thu nhập bình quân đầu người cao.
  • Các ngành công nghiệp: xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa CN khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử chế biến thực phẩm.

- Các quốc đảo: 

  • Những nước đang phát triển 
  • Khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu, công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.

Câu 6: Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ở châu Đại Dương: khoáng sản với trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung ở các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương.

Một số khoảng sản chính:  Bô xít (1/3 thế giới), Niken (1/5 thế giới) và than đá, dầu mỏ, vàng, đồng, thiếc….

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Qua bảng số liệu, ta có một số nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương như sau:

- Mật độ dân số:

  • Toàn châu lục: thấp (3,6 người/km2), dân cư thưa thớt.
  • Mật độ dân số cao nhất: Va-nu-a-tu, thấp nhất: Ô-xtrây-li-a. 
  • Các nước có mật độ dân số thuộc loại cao là Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.

- Tỉ lệ dân thành thị:

  • Toàn châu lục: tương đối cao (69%).
  • Tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Ô-xtrây-li-a (85%), tiếp đến là Niu Di-len (77%); thấp nhất là ở Pa-pua Niu Ghi-nê.

=> Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp, phân bố không đều; tỉ lệ dân thành thị thuộc vào loại cao trên thế giới.

Câu 2: Nhìn vào bảng số liệu thống kê ta thấy trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương thể hiện:

- Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia thuộc châu Đại Dương không đều nhau. 

- Nước có thu nhập trung bình rất cao nước có thu nhập lại rất thấp

  • Nước có trình độ phát triển kinh tế cao nhất châu lục là Ô-xtrây-li-a (20337,5 USD/người). Trong đó, cơ cấu thu nhập quốc dân, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao (71%). 
  • Sau Ô-xtrây-li-a  là nước Niu Di-len. 
  • Nước có trình độ phát triển kinh tế thấp là Pa-pua Niu Ghi-nê.

- Cơ cấu thu nhập theo các ngành cũng khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là từ hoạt động du lịch.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương thể hiện:

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới

- Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều

  • Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
  • Thưa dân ở các đảo

- Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).

- Dân cư gồm hai thành phần chính:

  • Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
  • Người bản địa khoảng 20% dân số.

=> Từ những đặc điểm trên ta thấy, dân cư châu Đại Dương có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.

Câu 2: Sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương như sau:

* Ô-trây-li-a và Niu Di-len:  những nước có nền kinh tế phát triển. 

- Thu nhập bình quân đầu người cao. 

  • Năm 2000, thu nhập bình quân của Ô-trây-li-a là 20.337,5 USD/người 
  • Năm 2000, Niu Di-len có thu nhập bình quân là 13.026,7 USD/người. 

- Các nước này nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử chế biến thực phẩm rất phát triển.

* Các quốc đảo: đều là những nước đang phát triển 

- Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu: (phốt phát ,dầu mỏ , khí đốt vàngthan đá sắt) 

- Nông sản gồm cùi dừa khô, cacao ,cà phê, chuối, va ni,…

- Hải sản gồm cá ngừ, cá mập, ngọc trai,…

- Trong công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 48, 49 châu Đại Dương

Câu 1: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình châu Đại Dương:

* Vị trí địa lí:

- Châu Đại Dương nằm giữa Thái Bình Dương, có diện tích hơn 8,5 triệu km2.

- Gồm có lục địa Lục đại Ôxtrâylia và 4 quần đảo: 

  • Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa)
  • Niu-đi-len (Đảo lục đại)
  • Mi-cro –ne-đi (Đảo san hô) 
  • Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô)

* Địa hình:

- Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.

- Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.

Câu 2: Ncác đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương

- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. 

- Quanh năm có mưa nhiều. 

- Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt. 

- Các rừng dừa ven biển đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. 

=> Đó là lý do tại sao các đảo và quần đảo của châu Đại Dương  là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương.

Câu 3: Phần lớn diện tích lục địa Ôxtray-li-a là hoang mạc vì 2 lý do chính:

1. Chí tuyến Nam đi qua lục địa

=> Phần lớn lãnh thổ nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa

2. Phía Đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ Bắc xuống Nam chắn gió ẩm từ các vùng biển phía Đông thổi vào lục 

=> Gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía Tây bị khô hạn.

Câu 4: Đặc điểm dân cư của châu Đại Dương thể hiện:

- Đây là khu vực có mật độ thấp nhất trên thế giới với 3,6 người/km2 năm 2001.

- Dân số rất ít chỉ 31 triệu người, phân bố không đồng đều. Dân sông đúc ở khi vực Đông và Đông Nam Ôxtrâylia, Niudilen và thưa dân ở các đảo.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2001 chiếm 69% dân số trong các đô thị).

- Dân cư gồm hai thành phần chính:

  • Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
  • Người bản địa khoảng 20% dân số.

Câu 5: Sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương:

* Ô-trây-li-a và Niu Di-len:  những nước có nền kinh tế phát triển. 

- Thu nhập bình quân đầu người cao. 

  • Năm 2000, thu nhập bình quân của Ô-trây-li-a là 20.337,5 USD/người 
  • Năm 2000, Niu Di-len có thu nhập bình quân là 13.026,7 USD/người. 

- Các nước này nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử chế biến thực phẩm rất phát triển.

* Các quốc đảo: đều là những nước đang phát triển 

- Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu: (phốt phát ,dầu mỏ , khí đốt vàngthan đá sắt) 

- Nông sản gồm cùi dừa khô, cacao ,cà phê, chuối, va ni,…

- Hải sản gồm cá ngừ, cá mập, ngọc trai,…

- Trong công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.

Câu 6: Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ở châu Đại Dương:

- Khu vực có khoáng sản với trữ lượng lớn

- Khoáng sản chủ yếu tập trung ở các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương

* Một số khoảng sản chính của châu Đại Dương:

- Bô xít (Chiếm 1/3 trữ lượng thế giới).

- Niken (Chiếm 1/5 trữ lượng thế giới). 

- Ngoài ra, còn có các loại khác như than đá, dầu mỏ, vàng, đồng, thiếc….

Tìm kiếm google: giai dia ly 7 bai 49 cuc chat, giải địa lý 7 bài Dân cư và kinh tế châu Đại Dương

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com