Giải địa lý 7 bài 59 trang 178 cực chất

Địa lý 7 bài 59 trang 178 cực chất. Bài học: Khu vực Đông Âu - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn địa lý 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 59.1, cho biết dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu?

Câu 2: Quan sát hình 59.2, giải thích về sự thay đổi từ bắc xuông nam của thảm thực vật ỗ Đông Âu.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Nêu các đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu

Câu 2: Nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của châu Âu?

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 56, 57, 58, 59, 60 các khu vực của Châu Âu

Câu 1: Hãy khái quát tự nhiên của Bắc Âu?

Câu 2: Quan sát hình 56.4 kết hợp với kiến thức đã học, giải thích tại sao có sự khác biệt về mặt khí hậu giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi?

Câu 3: Nêu những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất.

Câu 4:Những nét chính về kinh tế Tây và Trung Âu?

Câu 5: Tại sao khí hậu ở Tây và Trung Âuu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển?

Câu 6: Nêu đặc điểm nông nghiệp và tình hình phân số sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây và Trung Âu?

Câu 7: Nêu đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung

Câu 8: Khái quát tự nhiên khu vực Nam Âu?

Câu 9: Tại sao nói kinh tế khu vực Nam Âu kém phát triển hơn so với Bắc Âu, Tây và Trung Âu?

Câu 10: Hãy nêu những nét chính về nền kinh tế của khu vực Nam Âu?

Câu 11: Nêu những thuận lợi phát triển du lịch của khu vực Nam Âu?

Câu 12: Nêu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Âu?

Câu 13: Khu vực Đông Âu có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế?

Câu 14: Nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của châu Âu?

Câu 15: Nêu sự phát triển thành viên của Liên minh Châu Âu qua các giai đoạn?

Câu 16: Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?

Câu 17: Hãy nêu một vài nét về hoạt động thương mại của liên minh Châu Âu?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu: đồng bằng (1/2 diện tích)

Câu 2: Sự thay đổi từ bắc xuông nam của thảm thực vật ỗ Đông Âu: 

  • Phía bắc: thực vật khó phát triển, chủ yếu là đồng rêu.
  • Phía nam: rừng lá kim và rừng hỗn giao, tiếp đến là rừng lá rộng (khí hậu ôn đới lục địa).
  • Xuống phía nam có thảo nguyên và nửa hoang mạc (khí hậu lục địa).

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu là dải đồng bằng rộng lớn (½ diện tích châu Âu)

  • Phía bắc có địa hình bàng hà, khí hậu lạnh, phía nam khí hậu ấm dần, ven biển Cax-pi có dải đất thấp hơn mực đại dương tới 28m.
  • Sông ngòi dày đặc, đóng băng về mùa đông. Thảm thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Câu 2: Nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt với khu vực khác của châu Âu:

  • Nông nghiệp phát triển với quy mô lớn (lúa mì và các nông sản ôn đới), còn công nghiệp khá phát triển ngành truyền thông (khai thác khoáng sản, luyện kim, và cơ khí).

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 56, 57, 58, 59, 60 các khu vực của Châu Âu

Câu 1: Bắc Âu gồm Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan trong môi trường ôn đới lục địa, đới lạnh và ôn đới hải dương.

Địa hình băng hà Cổ, Fio ở Na Uy, hồ, đầm ở Thụy Điển, Phần Lan. Núi lửa và suối nước nóng ở Ai-xơ-len. Mùa hè mát, mùa đông lạnh, nhiều dầu khí, rừng, cá biển, sắt, đồng…đồng cỏ và thủy năng.

Câu 2: Có sự khác biệt về mặt khí hậu giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi vì:  

  • Phía Tây: dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua nên thời tiết ấm và ẩm quanh năm, dãy núi đón gió ở sườn đông.
  • Phía Đông: tiếp giáp với vùng lục địa, khí hậu khô hạn hơn, dạng địa hình lòng máng đón khí lạnh từ cực Bắc xuống.

Câu 3: Khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất là khí hậu lạnh giá, biển đóng băng về mùa đông, đất đai xấu, nhiều núi lửa và phần lớn là núi và cao nguyên. 

=> ảnh hưởng trồng trọt, đi lại, khai thác tài nguyên.

Câu 4: Nét chính về kinh tế Tây và Trung Âu:

  • Nông nghiệp: thâm canh cao, chăn đồng bằng (đa dạng và năng suất cao), vùng núi cũng phát triển chăn nuôi.
  • Công nghiệp:  tập trung nhiều cường quốc công nghiệp, nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng nhất TG với nhiều ngành công nghiệp hiện đại và truyền thống cùng với nhiều hải cảng lớn quan trọng và hiện đại.
  • Dịch vụ: rất phát triển (2/3 tổng thu nhập quốc dân) với các trung tâm lớn như Luân Đôn, Pa-ri …

Câu 5: Khí hậu ở Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển vì nằm hoàn trong đới ôn hòa, chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và chịu ảnh hưởng của biển sâu sắc.

Câu 6: Đặc điểm nông nghiệp và tình hình phân số sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây và Trung Âu:

  • Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao, chăn nuôi > trồng trọt.
  • Đồng bằng phía Tây và Trung Âu: Lúa mạch, khoai tây.
  • Đồng bằng phía Nam: Lúa mì, củ cải đường; Phía Bắc thâm canh rau, hoa quả, hạt giống, chăn nuôi bò sữa xuất khẩu.

Câu 7: Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu:

  • Đồng bằng: nhiều đầm lầy, đất xấu (phía Bắc), những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ (phía Nam)
  • Núi già: ở phía nam miền đồng bằng, ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa.
  • Núi trẻ: dãy An-pơ cao, đồ sộ và Cac-pat nhiều rừng và khoáng sản.

Câu 8: Khái quát tự nhiên khu vực Nam Âu: nằm ven bờ biển Địa Trung Hải, phần lớn diện tích khu vực là núi và cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển với khí hậu Địa Trung Hải và sông ngòi ngắn dốc, nhiều nước vào thu đông.

Câu 9: Kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu vì lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, quy mô nhỏ (chăn nuôi theo hình thức chăn thả) và nhiều nước vẫn phải nhập khẩu lương thực. Bên cạnh đó trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao.

Câu 10: Những nét chính về nền kinh tế của khu vực Nam Âu là: 

  • Nông nghiệp quy mô nhỏ (20% lực lượng lao động), cây lương thực chưa phát triển, ăn quả cận nhiệt đới là ngành truyền thống nổi tiếng và chăn nuôi theo hình thức du mục, sản lượng thấp.
  • Công nghiệp trình độ chưa cao, Italia phát triển nhất.
  • Dịch vụ với nguồn tài nguyên phong phú, đây là nguồn thu ngoại tệ chính.

Câu 11: Những thuận lợi phát triển du lịch của khu vực Nam Âu là có các bán đảo nên có bờ biển đẹp, mùa hè ít mưa, trời trong xanh, nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật.

Câu 12: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu là dải đồng bằng rộng lớn (½ diện tích châu Âu)

  • Phía bắc có địa hình bàng hà, khí hậu lạnh, phía nam khí hậu ấm dần, ven biển Cax-pi có dải đất thấp hơn mực đại dương tới 28m.
  • Sông ngòi dày đặc, đóng băng về mùa đông. Thảm thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Câu 13: Khu vực Đông Âu có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế:

  • Đây là dải đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
  • Khoáng sản và rừng ở Đông Âu có trữ lượng lớn.

Câu 14: Nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt với khu vực khác của châu  là: nông nghiệp phát triển với quy mô lớn (lúa mì và các nông sản ôn đới), còn công nghiệp khá phát triển ngành truyền thông (khai thác khoáng sản, luyện kim, và cơ khí).

Câu 15: Liên minh Châu Âu thành lập năm 1957, hiệu lực từ năm 1958. 

Sự phát triển qua các giai đoạn: Hà Lan, Đức, Bỉ, Luc-xem-bua, Pháp, I-ta-li-a (1958) -> Anh, Đan Mạch (1973) -> Hi-Lạp (1981) -> Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha (1986) -> Thụy Điển, Phần Lan, Áo (1995).

Câu 16: Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới vì họ chính sách kinh tế , sự dụng đồng tiền chung và tự lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.

Câu 17: Hoạt động thương mại của liên minh Châu Âu:

  • Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới (40% thế giới).
  • Không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khu vực và các tổ chức kinh tế thế giới.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Quan sát hình 59.1 lược đồ tự nhiên của khu vực Đông Âu, ta thấy dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Âu là đồng bằng:

- Đồng bằng chiếm một nửa diện tích châu Âu.

- Bề mặt có độ cao trung bình 100 – 200n.

Câu 2: Sự thay đổi từ bắc xuông nam của thảm thực vật ỗ Đông Âu thể hiện như sau:

- Phía bắc do khí hậu lạnh quanh năm nên thực vật khó phát triển, chủ yếu là đồng rêu.

- Tiến về phía nam, khí hậu dần ấm lên chịu tác động của khí hậu ôn đới lục địa nên có rừng lá kim và rừng hỗn giao.

- Tiếp đến là rừng lá rộng, do khí hậu có ảnh hưởng của Đại Tây Dương.

- Xuống phía nam có thảo nguyên và nửa hoang mạc phát triển trong điều kiện của khí hậu lục địa sâu sắc nhất (lượng mưa trong năm không quá 200mm, nhỏ hơn độ bốc hơi tới 5 - 6 lần).

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu:

- Đông Âu gồm có 7 quốc gia: Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rut, Lit-va, Lat-vi-a, E-xto-ni-a…

- Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu. 

  • Phía bắc có địa hình bàng hà.
  • Phía nam, ven biển Cax-pi có dải đất thấp hơn mực đại dương tới 28m.

- Có khí hậu ôn đới lục địa. Càng đi về phía đông hoặc đông nam, tính chất lục địa càng sâu sắc; phía bắc có khí hậu lạnh, phía nam mùa đông ngắn dần và khí hậu ấm dần.

- Sông ngòi có mạng lưới dày đặc. Sông thường đóng băng về mùa đông.

- Thảm thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam.

- Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp.

Câu 2: So với các khu vực khác thì nền kinh tế Đông Âu có sự khác biệt là:

- Về nông nghiệp:

  • Nền nông nghiệp Đông Âu phát triển với quy mô lớn
  • Chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới.

- Về công nghiệp:

  • Đông Âu có nền công nghiệp khá phát triển.
  • Các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim, và cơ khí giữ vai trò chủ đạo.

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 56, 57, 58, 59, 60 các khu vực của Châu Âu

Câu 1: Khái quát tự nhiên của Bắc Âu như sau:

- Vị trí địa lí:

  • Gồm có các nước Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan
  • Nằm trong môi trường ôn đới lục địa, đới lạnh và ôn đới hải dương.

- Địa hình: 

  • Địa hình băng hà Cổ, Fio ở Na Uy, hồ, đầm ở Thụy Điển, Phần Lan. 
  • Núi lửa và suối nước nóng ở Ai-xơ-len

- Khí hậu: 

  • Mùa hè mát, mùa đông lạnh.
  • Phía Tây bán đảo Xcan-di-na-vi ấm, mưa nhiều.
  • Phía Đông lạnh giá, tuyết rơi. 
  • Ở Ai-xơ-len băng tuyết quanh năm

- Tài nguyên: nhiều dầu khí, rừng, cá biển, sắt, đồng…đồng cỏ và thủy năng

Câu 2: Quan sát hình 56.4 kết hợp với kiến thức đã học, ta có thể thấy sự khác biệt về mặt khí hậu giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi bởi những lý do:

* Phía Tây dãy Xcan – đi – na – vi

- Giáp với Đại Tây Dương, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy qua

=> Thời tiết phía tây dãy Xcan – đi – na – vi ấm và ẩm quanh năm.

- Dãy núi Xcan – đi – na – vi có tác dụng đón gió ở sườn đông

=> Toàn bộ hơi ẩm từ biển vào đều tích tụ ở sườn này.

* Phía đông dãy Xcan – đi – na – vi:

- Tiếp giáp với vùng lục địa, có khí hậu khô hạn hơn, dạng địa hình lòng máng đón khí lạnh từ cực Bắc xuống.

=> Phía đông dãy Xcan – đi – na – vi vừa khô và vừa lạnh

Câu 3: Những khó khăn về tự nhiên của các nước Bắc Âu đốỉ với đời sống và sản xuất là:

- Khí hậu lạnh giá về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng về mùa đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

- Đất đai xấu, không thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt.

- Nhiều núi lửa.

- Phần lớn diện tích của bán đảo Xcan-đi-na-vi là núi và cao nguyên, việc đi lại và khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn.

Câu 4: Những nét chính về kinh tế Tây và Trung Âu là:

* Về Nông nghiệp:

- Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao

- Chăn Đồng bằng có nền nông nghiệp đa dạng và năng suất cao

- Vùng núi phát triển chăn nuôi.

* Về Công nghiệp:

- Tây và Trung Âu là nơi tập trung nhiều cường quốc công nghiệp nhất TG.

- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới

- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại và truyền thống.

- Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất Châu Âu.

- Nhiều hải cảng lớn quan trọng và hiện đại.

* Về Dịch vụ:

- Ngành dịch vụ rất phát triển chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.

- Các trung tâm lớn là Luân Đôn, Pa-ri …

Câu 5: Khí hậu ở Tây và Trung Âuu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển bởi lý do:

- Khu vực Tây và Trung Âu nằm hoàn trong đới ôn hòa.

=> Khu vực phải chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và chịu ảnh hưởng của biển sâu sắc (dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương).

  • Về phía Đông ảnh hưởng của biển giảm dần, khí hậu khô và lạnh về mùa đông. 
  • Ven biển phía Tây có khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 6: Đặc điểm nông nghiệp và tình hình phân số sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây và Trung:

* Đặc điểm Nông nghiệp:

- Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao. 

- Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn ngành trồng trọt.

* Về phân bố:

- Đồng bằng phía Tây và Trung Âu trong các loại cây như Lúa mạch, khoai tây. 

=> Khu vực có ngành nông nghiệp thâm canh, đa dạng, năng suất cao khu vực châu Âu.

- Đồng bằng phía Nam trồng Lúa mì, củ cải đường

- Ở phía Bắc là Vùng đất thấp => người Hà Lan đắp đê, ngăn biển, cải tạo đất, thâm canh rau, hoa quả, hạt giống, chăn nuôi bò sữa xuất khẩu.

Câu 7: Đặc điểm của ba miền địa hình ở khu vực Tây và Trung Âu:

Khu vực Tây và Trung Âu có ba miền địa hình chính đó là đồng bằng phía Bắc, núi già ở giữa và núi trẻ ở phía Nam. Đặc điểm cụ thể của từng miền địa hình là:

1. Đồng bằng ở phía Bắc: 

- Giáp biển Bắc và biển Ban Tích.

- Phía bắc có nhiều đầm lầy, đất xấu.

- Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.

2. Núi già ở giữa:

- Nằm ở phía nam miền đồng bằng.

- Gồm các khối núi già, ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa.

3. Núi trẻ ở phía Nam:

- Gồm các dãy An-pơ và Cac-pat.

- Dãy An-pơ cao và đồ sộ.

- Dãy Cac-pat có nhiều rừng và khoáng sản.

Câu 8: Về tự nhiên khu vực Nam Âu là:

- Vị trí địa lý:

  • Nam Âu nằm ven bờ biển Địa Trung Hải 
  • Khu vực gồm 10 quốc gia và ba bán đảo: I-bê-rich, I-ta-li-a, Ban-căng.

- Nam Âu phần lớn diện tích khu vực là núi và cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

- Nam Âu có khí hậu Địa Trung Hải: Mùa hạ nóng khô, mưa nhiều vào mùa thu, đông.

- Sông ngòi ngắn dốc, nhiều nước vào thu đông.

Câu 9: Khu vực Nam Âu có kinh tế kém phát triển hơn Bắc Âu, Tây Âu và Trung Âu được biểu hiện như sau:

- Hình thức sản xuất:

  • Khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • Công nghiệp sản xuất theo quy mô nhỏ.
  • Chăn nuôi phổ biến là hình thức chăn thả.
  • Nhiều nước vẫn phải nhập khẩu lương thực.

– Trình độ sản xuất:

  • Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. 
  • Mặc dù I-ta-li-a là nước có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực nhưng cũng chỉ tập trung ở phía bắc của đất nước.

Câu 10: Những nét chính về nền kinh tế của khu vực Nam Âu là: 

1. Nông nghiệp

- Sản xuất theo quy mô nhỏ, tỉ lệ lao động chiếm 20% lực lượng lao động

- Cây lương thực chưa phát triển

- Cây ăn quả cận nhiệt đới: cam, chanh, ô liu, nho…là ngành truyền thống nổi tiếng.

- Chăn nuôi theo hình thức du mục, sản lượng thấp.

2. Công nghiệp

- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao

- Italia là nước có nền công nghiệp phát triển nhất.

3. Dịch vụ

  • Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
  • Hoạt động du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính của các quốc gia Nam Âu.

Câu 11: Điều kiện thuận lợi phát triển du lịch của khu vực Nam Âu là:

- Khu vực Nam Âu gồm các bán đảo nên có bờ biển đẹp, hấp dẫn khách du lịch.

- Khu vực còn nằm bên bờ Địa Trung Hải, khí hậu địa trung hải nên mùa hè ít mưa, trời trong xanh.

- Bên cạnh đó còn rất nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật thu hút khách du lịch.

Câu 12: Đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu:

- Đông Âu gồm có 7 quốc gia: Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rut, Lit-va, Lat-vi-a, E-xto-ni-a…

- Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu. 

  • Phía bắc có địa hình bàng hà.
  • Phía nam, ven biển Cax-pi có dải đất thấp hơn mực đại dương tới 28m.

- Có khí hậu ôn đới lục địa. Càng đi về phía đông hoặc đông nam, tính chất lục địa càng sâu sắc; phía bắc có khí hậu lạnh, phía nam mùa đông ngắn dần và khí hậu ấm dần.

- Sông ngòi có mạng lưới dày đặc. Sông thường đóng băng về mùa đông.

- Thảm thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam.

- Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp.

Câu 13: Khu vực Đông Âu có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế là:

- Đông Âu là một dải đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, chiếm một nửa diện tích Đông Âu 

=> Diện tích sản xuất lớn thuận lợi cho phát tiển

  • Khoáng sản ở Đông Âu có trữ lượng lớn nhất là quặng sắt, quặng kim loại màu, than đá và dầu mỏ….
  • Rừng tập trung chủ yếu ở Liên Bang Nga, Bê –la-rút…

Câu 14: Nền kinh tế Đông Âu có những khác biệt gì so với các khu vực khác của châu Âu

Nông nghiệp:

- Nền nông nghiệp Đông Âu phát triển với quy mô lớn

- Chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới.

* Công nghiệp:

- Đông Âu có nền công nghiệp khá phát triển.

- Các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim, và cơ khí giữ vai trò chủ đạo.

Câu 15: Sự phát triển thành viên của Liên minh Châu Âu qua các giai đoạn:

* Khái quát về Liên minh Châu Âu:

- Liên minh Châu Âu được thành lập năm 1957 và có hiệu lực từ năm 1958. 

- Liên minh Châu Âu là tổ chức kinh tế - chính trị lớn ở Châu Âu. 

- Từ khi thành lập đến nay, tổ chức này không ngừng lớn mạnh và mở rộng.

* Sự phát triển thành viên qua các giai đoạn:

  • Năm 1958: Hà Lan, Đức, Bỉ, Luc-xem-bua, Pháp, I-ta-li-a.
  • Năm 1973: Anh, Đan Mạch.
  • Năm 1981: Hi-Lạp.
  • Năm 1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
  • Năm 1995: Thụy Điển, Phần Lan, Áo.

Câu 16: Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới vì:

- Liên minh châu Âu là tổ chức có chính sách kinh tế chung.

- Các nước trong liên mình còn sử dụng đồng tiền chung.

- Ngoài ra còn được tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.

=> Hiện nay, liên minh châu Âu chiếm tới 40% hoạt động ngoại thương của thế giới và có quan hệ chặt chẽ với nhiều trung tâm và khu vực trên thế giới.

Câu 17: Một vài nét về hoạt động thương mại của liên minh Châu Âu:

- Liên minh Châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

- Liên minh châu Âu chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới. 

- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế văn hóa, xã hội với các nước trong khu vực và các tổ chức kinh tế trên thế giới.

Tìm kiếm google: giai dia ly 7 bai 59 cuc chat, giải địa lý 7 bài Khu vực Đông Âu

Xem thêm các môn học

Giải địa lý 7 cực chất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com