1. Chơi trò chơi "đố bạn"
Em viết hai phân số có cùng mẫu số rồi đố bạn trừ hai phân số đó
Ví dụ: $\frac{5}{7}$ và $\frac{2}{7}$; $\frac{7}{6}$ và $\frac{3}{6}$; $\frac{6}{4}$ và $\frac{1}{4}$; $\frac{8}{9}$ và $\frac{2}{9}$
Trả lời:
$\frac{5}{7} - \frac{2}{7} = \frac{5- 2}{7}=\frac{3}{7}$
$\frac{7}{6} - \frac{3}{6} = \frac{7- 3}{6}=\frac{4}{6}$
$\frac{6}{4} - \frac{1}{4} = \frac{6- 1}{4}=\frac{5}{4}$
$\frac{8}{9} - \frac{2}{9} = \frac{8- 2}{9}=\frac{6}{9}$
2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: (Sgk)
Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó
3. Trừ hai phân số: $\frac{2}{3}$ và $\frac{1}{2}$
Trả lời:
$\frac{2}{3}=\frac{2\times 2}{3\times 2}= \frac{4}{6}$
$\frac{1}{2}=\frac{1\times 3}{2\times 3}= \frac{3}{6}$
$\frac{4}{6} - \frac{3}{6} = \frac{4 - 3}{6}=\frac{1}{6}$
Câu 1: Trang 48 sách VNEN toán 4
Tính (theo mẫu):
a. $\frac{1}{3}-\frac{1}{4}$ ; $\frac{4}{5}-\frac{1}{3}$ ; $\frac{5}{3}-\frac{3}{2}$
b. $\frac{3}{2}-\frac{1}{4}$ ; $\frac{7}{6}-\frac{2}{3}$ ; $\frac{5}{4}-\frac{3}{8}$
c. $\frac{7}{9}-\frac{1}{6}$ ; $\frac{5}{6}-\frac{5}{8}$ ; $\frac{7}{4}-\frac{5}{6}$
Trả lời:
a. $\frac{1}{3}-\frac{1}{4}$ ; $\frac{4}{5}-\frac{1}{3}$ ; $\frac{5}{3}-\frac{3}{2}$
$\frac{1}{3}-\frac{1}{4}=\frac{1\times 4}{3\times 4}-\frac{1\times 3}{4\times 3}=\frac{4}{12}-\frac{3}{12}=\frac{1}{12}$
$\frac{4}{5}-\frac{1}{3}=\frac{4\times 3}{5\times 3}-\frac{1\times 5}{3\times 5}=\frac{12}{15}-\frac{5}{15}=\frac{7}{15}$
$\frac{5}{3}-\frac{3}{2}=\frac{5\times 2}{3\times 2}-\frac{3\times 3}{2\times 3}=\frac{10}{6}-\frac{9}{6}=\frac{1}{6}$
b. $\frac{3}{2}-\frac{1}{4}$ ; $\frac{7}{6}-\frac{2}{3}$ ; $\frac{5}{4}-\frac{3}{8}$
$\frac{3}{2}-\frac{1}{4}=\frac{3\times 2}{2\times 2}-\frac{1}{4}=\frac{6}{4}-\frac{1}{4}=\frac{5}{4}$
$\frac{7}{6}-\frac{2}{3}=\frac{7}{6}- \frac{2\times 2}{3\times 2}=\frac{7}{6}-\frac{4}{6}=\frac{3}{6}$
$\frac{5}{4}-\frac{3}{8}=\frac{5\times 2}{4\times 2}-\frac{3}{8}=\frac{10}{8}-\frac{3}{8}=\frac{7}{8}$
c. $\frac{7}{9}-\frac{1}{6}$ ; $\frac{5}{6}-\frac{5}{8}$ ; $\frac{7}{4}-\frac{5}{6}$
$\frac{7}{9}-\frac{1}{6}=\frac{7\times 2}{9\times 2}-\frac{1\times 3}{6\times 3}=\frac{14}{18}-\frac{3}{18}=\frac{11}{18}$
$\frac{5}{6}-\frac{5}{8}=\frac{5\times 4}{6\times 4}-\frac{5\times 3}{8\times 3}=\frac{20}{24}-\frac{15}{24}=\frac{5}{24}$
$\frac{7}{4}-\frac{5}{6}=\frac{7\times 3}{4\times 3}-\frac{5\times 2}{6\times 2}=\frac{21}{12}-\frac{10}{12}=\frac{11}{12}$
Câu 2: Trang 48 sách VNEN toán 4
Tính (theo mẫu):
a. $4-\frac{3}{2}$ b. $5-\frac{14}{3}$ c. $\frac{32}{9}-3$
Trả lời:
$4-\frac{3}{2}= \frac{8}{2}-\frac{3}{2}=\frac{5}{2}$
$5-\frac{14}{3}= \frac{15}{3}-\frac{14}{3}=\frac{1}{3}$
$\frac{32}{9}-3 = \frac{32}{9}-\frac{27}{9}=\frac{5}{9}$
Câu 3: Trang 48 sách VNEN toán 4
Một công viên có $\frac{5}{8}$ diện tích đã trồng hoa và cây xanh, trong đó diện tích trồng hoa bằng $\frac{1}{4}$ diện tích công viên. Hỏi diện tích trồng cây xanh bằng bao nhiêu phần diện tích của công viên?
Trả lời:
Diện tích trồng cây xanh chiếm số phần diện tích của công viên là:
$\frac{5}{8}-\frac{1}{4} = \frac{5}{8}-\frac{2}{8}=\frac{3}{8}$ (phần)
Đáp số: $\frac{3}{8}$ phần
Câu 1: Trang 49 sách VNEN toán 4
Em dành bao nhiêu phần thời gian của một ngày để học, bao nhiêu phần thời gian cho các hoạt động khác?
Trả lời:
Ví dụ mẫu:
Một ngày:
Câu 2: Trang 39 sách VNEN toán 4
Bác thợ mộc làm một cái hộp gỗ hết $\frac{3}{2}$ giờ, làm một khay gỗ hết $\frac{2}{3}$ giờ. Hỏi thời gian bác làm cái hộp nhiều hơn làm cái khay là bao lâu?
Trả lời:
Thời gian bác thợ mộc làm cái hộp nhiều hơn làm cái khay là:
$\frac{3}{2}-\frac{2}{3} = \frac{9}{6}-\frac{4}{6}=\frac{5}{6}$ (giờ)
Đáp số: $\frac{5}{6}$ giờ