Soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 4: khái niệm văn minh Một số nền văn minh phương đông thời cổ - trung đại. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học, nội dung bài học bám sát theo chương trình sách đổi mới. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được khái niệm văn minh; phân tích được khái niệm văn minh, văn hóa.
- Nêu được thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ai Cập thời cổ đại, văn minh Trung Hoa và Ấn Độ thời cổ - trung đại.
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận, hợp tác làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề học tập; biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về các nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.
- Năng lực lịch sử:
· Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc nhận diện, khai thác tư liệu, hình ảnh,... để giải thích được khái niệm văn minh.
· Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc bước đầu phân biệt được ở mức cơ bản khái niệm văn minh, văn hóa; nêu được thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ai Cập thời cổ đại, Trung Hoa thời cổ - trung đại và Ấn Độ thời cổ - trung đại.
3. Phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm và góp phần bảo tồn những thành tựu của văn minh thế giới.
- Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm để tìm hiểu về các thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập thời cổ đại, Trung Hoa thời cổ - trung đại, Ấn độ thời cổ - trung đại; trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn minh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
- Giấy A0, bút màu.
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Khái niệm văn minh; Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh kim tự tháp Kê-ốp (Ai Cập); HS quan sát hình ảnh và nêu hiểu biết của bản thân về kim tự tháp Kê-ốp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kim tự tháp Kê-ốp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.18, yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy trình bày một vài hiểu biết của bản thân về kim tự tháp Kê-ốp.
+ Theo em, kim tự tháp Kê-ốp là biểu trưng của nền văn minh nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh - HS quan sát hình ảnh kim tự tháp Kê-ốp, sưu tầm tư liệu, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi: - GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Kim tự tháp Kê-ốp là một trong những cấu trúc lịch sử nổi tiếng nhất trên thế giới, nằm ở Ai Cập cổ đại. Nó được xây dựng khoảng 4 500 năm trước và là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại. Kim tự tháp Kê-ốp được xây dựng nhằm chôn cất vua Kê-ốp.
+ Kim tự tháp Kê-ốp được xem là biểu tượng của sức mạnh và vĩ đại của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: - GV dẫn dắt vào bài học: Kim tự tháp Kê-ốp (Ai Cập) là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại và là kì quan duy nhất còn tồn tại đến ngày nay. Đây được coi là biểu tượng của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Cùng với Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cũng là những nền văn minh lớn của nhân loại thời cổ - trung đại. Vậy văn minh là gì? Văn minh và văn hóa giống và khác khác nhau như thế nào? Văn minh Ai Cập, Trung Hoa và Ấn Độ đã đạt được những thành tựu tiêu biểu nào và có ý nghĩa gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Khái niệm văn minh; Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm văn minh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được khái niệm văn minh và bước đầu phân biệt được mức cơ bản khái niệm văn minh và khái niệm văn hóa.
b. Nội dung: GV cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc thông tin và cho biết văn minh là gì.
- Lập bảng so sánh văn hóa và văn minh theo cách hiểu của em.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm văn minh và so sánh văn hóa và văn minh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. + Văn minh có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.18, 19 và thực hiện nhiệm vụ: Cho biết văn minh là gì? - GV tiếp tục dẫn dắt: Văn hóa xuất hiện đồng thời cùng với loài người. Ngoài văn hóa vật chất, con người còn sáng tạo ra những giá trị tinh thần. Trên cơ sở nền văn hóa thời nguyên thủy, đến khi xuất hiện nhà nước và chữ viết, loài người tiến vào thời ki văn minh. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Lập bảng so sánh văn hóa và văn minh theo cách hiểu của em. - GV hướng dẫn HS khai thác mục Em có biết để mở rộng kiến thức cho HS hiểu được: Khi nhà nước ra đời, chữ viết xuất hiện, văn hóa có bước phát triển nhảy vọt thì được coi là văn minh. Tuy nhiên, có một số trường hợp không điển hình thì khi nhà nước ra đời nhưng vẫn chưa có chữ viết. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động theo nhóm, đọc thông tin để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về khái niệm văn minh và so sánh văn hóa với văn minh. - GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Khái niệm văn minh. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về khái niệm văn minh - Khái niệm văn minh: là những thành tựu cùng trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, là sự phát triển cao của nền văn hóa. - So sánh văn hóa với văn minh: Đính kèm dưới Hoạt động 1.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất, soạn giáo án Bài 4: khái niệm văn minh Một số lịch sử 10 cánh diều sách mới, bản cập nhật mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 4: khái niệm văn minh Một số