Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS xem đoạn phim tư liệu về di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
https://www.youtube.com/watch?v=SfZRQsrpL2w
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn phim tư liệu phản ánh những nội dung gì về di tích lịch sử Thánh địa Mỹ Sơn?
- GV hướng dẫn HS: địa điểm, thời gian xây dựng, quần thể gồm có những di tích gì, phong cách nghệ thuật của hệ thống đền tháp, tượng điêu khắc, hoa văn trang trí,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem đoạn phim tư liệu, nêu những nội dung mà đoạn phim tư liệu phản ánh.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn minh Chăm-pa
- Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên và cơ sở về dân cư góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.
- Trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK mục 1.1, kết hợp quan sát Hình 13.3 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên và cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Chăm-pa. - GV hướng dẫn HS khai thác hình ảnh về khu vực hạ lưu sông Thu Bồn kết hợp với mục Em có biết? để làm rõ về yếu tố địa hình và sông ngòi (đất đai màu mỡ, tạo điều kiện cho sự định cư) đã góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa. - GV hướng dẫn HS so sánh về cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa với văn minh Văn Lang – Âu Lạc. à Gợi ý: Cùng hình thành trên lưu vực các con sông. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1.1. kết hợp quan sát Hình 13.3 và mục Em có biết SGK tr.88, 89 để tìm hiểu về cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cơ sở hình thành văn minh Chăm-pa. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 1.2, kết hợp quan sát Hình 13.4 SGK tr.89, 90 và cho biết: Trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của nền văn minh Chăm-pa. - GV hướng dẫn HS khai thác Hình 13.4 để thấy được khả năng sáng tạo, sự khéo léo, kĩ thuật làm gốm, kĩ thuật xây dựng đền tháp của cư dân Chăm-pa rất phát triển. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục Đời sống vật chất, kết hợp quan sát Hình 13.4 SGK tr.89, 90 để tìm hiểu về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Chăm-pa. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục Đời sống tinh thần SGK tr.90 và cho biết: Trình bày những thành tựu về đời sống tinh thần trong nền văn minh Chăm-pa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân nêu những thành tựu về đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa. Sau đó, từng cặp đôi thảo luận, chốt đáp án. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày thành tựu về đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận thành tựu về đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 4 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục Tổ chức xã hội và nhà nước, kết hợp quan sát Sơ đồ 13 SGK tr.91 và cho biết: Nêu những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa. - GV hướng dẫn HS quan sát Sơ đồ 13 kết hợp đoạn tư liệu để thấy được vua là người có quyền lực cao nhất, tổ chức bộ máy nhà nước đã được thống nhất từ TW đến địa phương. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân nêu những thành tựu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa. Sau đó, từng cặp đôi thảo luận, chốt đáp án. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày thành tựu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận thành tựu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về văn minh Chăm-pa a) Cơ sở hình thành Điều kiện tự nhiên - Hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay. - Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp. - Có những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn. à Tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân. - Đường bờ biển dài. à Là nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài. Dân cư - Cư dân bản địa sinh sống ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung là những người nói tiếng Môn cổ. - Một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo. à Nhóm cư dân cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.
b) Những thành tựu tiêu biểu Đời sống vật chất - Ăn: Gạo nếp, gạo tẻ, các loại kê, đậum cá, tôm, ốc... - Trang phục: quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức. - Ở: + Vua thường ở trong lầu cao. + Dân thường ở nhà sàn dựng bằng gỗ. - Đi lại: thuyền là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đều uốn cong. - Kĩ thuật làm đồ gồm và xây dựng đền tháp phát triển. + Sản phẩm từ nghề gốm: tượng phù điêu trang trí kiến trúc đền tháp, gốm trắng men, gốm gia dụng....
Đời sống tinh thần - Chữ viết: tiếp thu chữ Phạn, sử dụng phổ biến trên các văn bia. - Văn học: + Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, văn bị kí, sử thi,... + Văn học viết: thơ, trường ca,... - Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mộ chum. - Tôn giáo: + Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, sùng bái các vị thần Hin-đu. + Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội. - Nghệ thuật: Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo thể hiện qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức,... - Âm nhạc và ca múa: phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trống,... Tổ chức xã hội và nhà nước - Tổ chức xã hội: + Sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc. + Cư dân nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ thuế khoá, lao dịch với nhà nước. - Tổ chức nhà nước: + Được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế. · Nhà vua là chủ sở hữu tối cao. · Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương. + Cả nước chia thành nhiêu châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng. |
----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác