Soạn mới giáo án Lịch sử 10 cánh diều bài 17: Các dân tộc trên đất nước việt nam (3 tiết)

Soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều bài Các dân tộc trên đất nước việt nam (3 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

 (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
  • Phân tích được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  • Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.
  • Phân tích được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
  • Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để tìm hiểu về nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay. Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
  • Tự chủ và tự học: thông qua việc phân tích được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đang và Nhà nước hiện nay về phát triển kinh thế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo: thông qua việc phân tích, đánh giá vai trò để rút ra tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và hiện nay.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sưu tầm, khai thác, sử dụng được thông tin, tư liệu, tranh ảnh,…để nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sự Việt Nam, nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  1. Phẩm chất
  • Góp phần phát triển phẩm chất yêu nước thông qua việc tìm hiểu về khối đại đoàn kết dân tộc, tự hào về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
  • Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm để tìm hiểu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát Hình 17.1 SGK tr121; GV nêu vấn đề, yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu ý nghĩa của đoạn viết trong bức thư Hồ Chủ Tịch gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 17.1 SGK tr.121 và nêu vấn đề:

Trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (họp tại Pleiku, ngày 19/4/1946) có đoạn viết: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xơ đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt.

Em có suy nghĩ, cảm nhân gì về ý nghĩa của đoạn viết trong bức thư Hồ Chủ Tịch gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe đoạn thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa đoạn thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ trương, chính sách đại đoàn kết, là lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội, không phân biệt người Kinh, người dân tộc thiểu số, thành phần xuất thân, nơi sinh sống, luôn nêu cao tình đồng chí, nghĩa đồng đội, đoàn kết với nhau như ruột thịt theo tinh thần “toàn quân một ý chí”.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy khối đại đoàn kết dân tộc đã được hình thành trong lịch sử Việt Nam như thế nào? Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay được thể hiện trên những khía cạnh nào? Hiện nay, Đảng và Nhà nước có quan điểm và những chính sách dân tộc gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự hình thành khối đại đoàn kết của dân tộc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 17.2, hình 17.3 để trả lời các câu hỏi sau:

- Tìm hiểu cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc.

- Nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở những nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu khái niệm đại đoàn kết dân tộclà di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát hình 17.2, 17.3 SGK tr.121, 122 và trả lời câu hỏi:

+ Tìm hiểu cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc.

+ Nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu hình ảnh:

+ Hình 17.2 kết hợp với mục Góc khám phá và Em có biết để nhấn mạnh một trong những dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc là sự ra đời và phát triển của các hình thức mặt trận dân tộc phù hợp với những thời kì cách mạng. Trong cuộc kháng chiến đánh đổi Nhật – Pháp, Mặt trận Việt Minh được thành lập để tập hợp, đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân cùng thực hiện một nhiệm vụ là giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc.

+ Hình 17.3 để thấy được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời đã hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo các hoạt động đấu tranh, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

- GV khuyến khích HS lựa chọn đa dạng các hình trình bày bằng video clip, áp phích, cavan,...để trình bày về quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. 

- GV mở rộng kiến thức, kể một số câu chuyện truyền thuyết đề cập tới sức mạnh đoàn kết trong thời kì dựng nước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin kênh chữ, kênh hình mục 1 để tìm hiểu về sự hình thành khố đại đoàn kết dân tộc.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày các nội dung sau về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc:

+ Cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc.

+ Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng trên nhiều cơ sở và hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

+ Quá trình hình thành khối đại đoàn kết trải qua hai thời kì: Thời kì cổ - trung đại và thời kì cận – hiện đại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về sự hình thành khối đại đoàn kết của dân tộc

Cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước.

- Sự đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên.

Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Thời kì cổ - trung đại:

+ Các vương triều coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình.

+ Đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia, có chính sách nhất

quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền.

- Thời kì cận - hiện đại:

+ Khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng thành công trong các cuộc kháng chiến.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng.

 

---------------------Còn tiếp------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 cánh diều bài 17: Các dân tộc trên đất nước việt nam (3 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 10 cánh diều mới, soạn giáo án lịch sử 10 mới cánh diều bài Các dân tộc trên đất nước việt nam (3 tiết), giáo án soạn mới lịch sử 10 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay