Soạn mới giáo án Lịch sử 10 cánh diều bài 7: Một số nền văn minh phương tây (3 tiết)

Soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều bài Một số nền văn minh phương tây (3 tiết) . Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY

 (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được bối cảnh lịch sử và nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh thời Phục hưng.
  • Biết cách sưu và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các sản phẩm học tập đa dạng để nêu được ý nghĩa của các thành tựu chủ yếu của nền văn minh Hy Lạp, La Mã, văn minh thời Phục hưng.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để biết cách sưu tầm và sử dug tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc nhận diện, khai thác và sử dụng được tư liệu, tranh ảnh, lược đồ,…để tìm hiểu về nền văn minh Hy Lạp, La Mã, văn minh thời Phục hưng.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc giải thích được cơ sở hình thành và nêu ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp, La Mã, văn minh thời Phục hưng.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những giá trị của các thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã, văn minh thời Phục hưng.
  • Phát triển phẩm chất trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt độn nhóm để tìm hiểu về các thành tựu chủ yếu của nền Hy Lạp, La Mã, văn minh thời Phục hưng; trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị văn minh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Tây; tranh ảnh về các thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã, văn minh thời Phục hưng.
  • Tư liệu về các thành tựu văn minh tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã, văn minh thời Phục hưng như: đền Pác-tê-nông, tượng lực sĩ ném đĩa,…
  • Giấy A0, bút màu, phiếu học tập,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về bảo tàng Ô-lim-pic Nhật Bản; HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu vấn đề và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số ví dụ cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về Bảo tàng Ô-lim-pic Nhật Bản và giới thiệu với HS: Từ năm 1896 đến nay, cứ bốn năm một lần, Thế vận hội Olympic được tổ chức tại các quốc gia khác nhau. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự bình đẳng, đoàn kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Ngay từ thời cổ đại, Ô-lim-píc đã được tổ chức 4 năm 1 lần tại đền thờ thần Dớt.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ngoài sự kiện này, em có thể kể thêm một số ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng đền Parthenon nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Văn minh phương Tây là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi để chỉ di sản của chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, hệ thống niềm tin, chế độ chính trị có nguồn gốc hoặc liên kết với châu Âu. Một nền tảng của tư tưởng phương Tây, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại và tiếp tục qua thời Trung cổ và Phục hưng, là ý tưởng của chủ nghĩa duy lý trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là tôn giáo, được phát triển bởi triết học Hy Lạp, và chủ nghĩa nhân văn. Để nắm rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Một số nền văn minh phương Tây.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn minh Hy Lạp, La Mã

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại

  1. Nội dung:

- GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát các Lược đồ 7.1, 7.2 và các Hình 7.1, 7.2 để thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập.

- GV cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện 2 nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 7.3 đến 7.7, cho biết cư dân Hy Lạp và La Mã có những thành tựu văn minh cơ bản nào? Những thành tựu đó có ý nghĩa ra sao?

+ Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và giới thiệu được về một thành tựu tiêu biểu trước cả lớp.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở:

- Cơ sở hình thành văn minh Hy Lạp, La Mã.

- Những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp, La Mã trên các lĩnh vực : chữ viết, văn học, triết học, tôn giáo, lịch pháp và thiên văn học, kiến trúc và điêu khắc, thể thao,…

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS:

+ Các nền văn minh phương Tây dù hình thành muộn hơn so với phương Đông nhưng do tiếp thu những thành tựu của phương Đông và thường xuyên phải đối mặt với những thách thức của môi trường nên ngày càng phát triển nhanh chóng.

+ Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại với những thành tựu rực rỡ và ảnh hưởng rộng khắp của nó đã trở thành những nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của văn minh Tây Âu trong các thời đại tiếp theo.

+ Việc tìm hiểu và nghiên cứu về những thành tựu và giá trị của các nền văn minh này sẽ giúp chúng ta hiểu biết về những mối liên hệ giữa các nền văn minh, quốc gia, dân tộc, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

- GV cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát các Lược đồ 7.1, 7.2 và các Hình 7.1, 7.2 để thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP

Cơ sở hình thành

nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại

Tác động của điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế đến sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã.

 

Tác động của cơ sở chính trị đến sự hình thành nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

 

Tác động của cơ sở xã hội đến sự hình thành nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

 

Tại sao nói nền văn minh phương Đông cổ đại là cơ sở tác động đến sự hình thành nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại?

 

- GV hướng dẫn HS khai thác các lược đồ 7.1, 7.2 để thấy được nền văn minh Hy Lạp và La Mã hình thành ở ven biển gắn liền với những đồng bằng nhỏ hẹp. Điều kiện tự nhiên đó có những thuận lợi (nhiều vũng vịnh, hải cảng sâu, nhiều khoáng sản trong lòng đất,...) nhưng cũng có những khó khăn (đất khô cằn, khó canh tác,...).

à Nông nghiệp trồng lúa nước không thuận lợi nhưng bù lại đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập số 2: Hãy so sánh về cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát các Lược đồ 7.1, 7.2 và các Hình 7.1, 7.2 để thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập.

+ Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp, La Mã.

So sánh về cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày:

+ Cơ sở hình thành văn minh Hy Lạp, La Mã theo Phiếu học tập số 1:

·        Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế.

·        Điều kiện chính trị, xã hội.

·        Sự kế thừa nền văn minh phương Đông cổ đại.

So sánh về cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận: So với nền văn minh phương Đông cổ - trung đại, văn minh phương Tây cổ - trung đại có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, về ngành kinh tế chủ đạo, các điều kiện ra đời nhà nước muộn hơn, mang đặc trưng là quốc gia thành bang. Vì ra đời sau, nên họ có điều kiện tiếp thu, kế thừa và phát triển những thành tựu của văn minh phương Đông cổ đại. Đây là lí do cơ bản dẫn tới văn minh phương Tây cổ - trung đại phát triển ở một trình độ cao hơn, khái quát hơn, nhất là các ngành khoa học.

- GV chuyển sang nội dung khác.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện 2 nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 7.3 đến 7.7, cho biết cư dân Hy Lạp và La Mã có những thành tựu văn minh cơ bản nào? Những thành tựu đó có ý nghĩa ra sao?

+ Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và giới thiệu được về một thành tựu tiêu biểu trước cả lớp.

- GV hướng dẫn cho HS khai thác tư liệu:

+ Hình 7.4 kết hợp mục Góc khám phá: giới thiệu về Ác-si-mét, một trong những nhà khoa học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Những phát minh của ông trên lĩnh vực vật lí, đặc biệt là tìm ra công thức tính lực đẩy của nước đã có tác dụng to lớn đối với khoa học hiện đại sau này.

+ Hình 7.5: miêu tả, giới thiệu đền Pác-tê-nông, một công trình nổi tiếng của Hy Lạp (hình chữ nhật, xây dựng bằng đá cẩm thạch.

+ Hình 7.6, 7.7: Đại hội thể thao Ô-lim-pic của Hy Lạp thời cổ đại cũng như ngày nay. Ý nghĩa của đại hội là thể hiện sự đoàn kết, rèn luyện sức khỏe.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về thành tựu của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại:

Đấu trường Cô-li-dê

Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút

Đền thần Dớt

- GV yêu cầu HS thực hiện thảo luận nhóm:

+ Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ 1 cho từng cá nhân tìm hiểu theo lĩnh vực, sau đó tổ chức thảo luận nhiệm vụ 2. Hai nhiệm vụ được thể hiện trên một sản phẩm giấy A0.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, thực hiện 2 nhiệm vụ để tìm hiểu về những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm:

+ Trình bày về những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, văn học, triết học, tôn giáo, lịch pháp và thiên văn học, khoa học tự nhiên, điêu khắc và kiến trúc, thể thao.

+ Giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mở rộng kiến thức, giải thích câu nói: Khoa học đã có từ lâu, nhưng đến thời Hy Lạp, La Mã, khoa học mới thực sự trở thành khoa học (Các nhà khoa học đã tìm ra những định lí, định đề, tiên đề khoa học; mang tính khái quát hóa cao, có khả năng ứng dụng cho nhiều ngành khoa học).

- GV kết luận:

+ Nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được tạo dựng từ sức sáng tạo phi thường của cư dân Địa Trung Hải trên cơ sở tiếp biến những giá trị tiêu biểu của văn minh phương Đông.

+ Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản, là cơ sở của văn hoá châu Âu về sau. Nhiều di sản của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

1. Tìm hiểu về văn minh Hy Lạp, La Mã

1.1. Tìm hiểu cơ sở hình thành

Kết quả Phiếu học tập 1, 2: Đính kèm phía dưới hoạt động.

à Sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện giao lưu, kết nối, tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh phương Đông cổ đại để văn minh Hy Lạp - La Mã phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Tìm hiểu về những thành tựu cơ bản

- Về chữ viết:

+ Sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C và La Mã đã kế thừa, phát triển thành chữ La-tinh. Đó là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay.

+ Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hoá.

- Về văn học:

+ Phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại,...) và đạt nhiều thành tựu lớn.

+ Nổi bật là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me.

- Về triết học:

+ Chia làm hai trường phái chính: triết học duy vật và triết học duy tâm.

·        Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu là Ta-lét, Hê-ra-clít,...

·        Triết học duy tâm gồm những đại diện tiêu biếu là A-rit-xtốt, Xô-crát, Pờ-la-tông,...

à Triết học được xem là những thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở hình thành của Triết học châu Âu sau này.

- Về tôn giáo: Thiên Chúa giáo được lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.

Về lịch pháp và thiên văn học: Cư dân đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Về khoa học tự nhiên: Gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng. Nhiều nhà khoa học đã tìm ra được những định lí, định đề, tiên đề khoa học.

à Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống, là nền tảng của khoa học hiện đại.

- Về điêu khắc và kiến trúc:

+ Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc tinh xảo như đền Pác-tê-nông ở A-ten (Hy Lạp), đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thân Vệ nữ ở Mi-lô,...

+ Đạt tới một trình độ cao, mang tính thực tế, tỉnh tế và tính dân tộc sâu sắc. Là hình mẫu cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật của châu Âu trong các giai đoạn sau, như thời Phục hưng, cận đại, hiện đại.

è Thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã là cơ sở đầu tiên của nền văn minh phương Tây sau này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-------------------Còn tiếp---------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 cánh diều bài 7: Một số nền văn minh phương tây (3 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 10 cánh diều mới, soạn giáo án lịch sử 10 mới cánh diều bài Một số nền văn minh phương tây (3 tiết), giáo án soạn mới lịch sử 10 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay