Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu quan điểm: "Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại. Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới". Em hiểu như thế nào về quan điểm nêu trên?
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và đưa ra quan điểm của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trình bày quan điểm trước lớp: Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên mọi miền dân tộc thông qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa và cùng với đó là kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật to lớn. Từ trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô giá đó, mỗi chúng ta được học tập, được hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa, những bài học quý giá về cách ứng xử, truyền thống tốt đẹp, nhân văn và giàu bản sắc dân tộc. Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.
- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Từ quan điểm mà chúng ta vừa phân tích và đưa ra ý kiến ở trên, vậy theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển của một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại. Sử học và các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết. - GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 4.2, 4.3 để hoàn thành nhiệm vụ theo bảng mẫu:
- GV hướng dẫn HS khai thác các Hình 4.2, 4.3 kết hợp mục Góc khám phá và mục Em có biết SGK tr.26, 27. à Sử học có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp); thấy được nếu các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên được bảo tồn và phát huy sẽ giúp cho Sử học khái thác được giá trị của di sản và đưa giá trị đó đến với nhân dân. - GV mở rộng kiến thức: Một số biện pháp để bảo tồn các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên: + Bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa; bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản. + Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với di sản. + Di tích có giá trị, nhưng không có điều kiện bảo tồn tại chỗ, trong khi yêu cầu xây dựng công trình phát triển kinh tế - xã hội thấy cần được ưu tiên. + Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử cách mạng. + Tuyên truyền, giáo dục truyền thống công tác giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về di sản văn hoó, di sản thiên nhiên. + ….. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 4.2, 4.3 để hoàn thành nhiệm vụ theo bảng mẫu. - GV quan sát quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1-2 nhóm báo cáo trước lớp theo bảng mẫu. Phân tích mối quan hệ và lấy ví dụ về Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: Nhờ có Sử học, chúng ta biết được các sự kiện lịch sử từng xảy ra gắn với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Ví dụ, lịch sử về quá trình hình thành và phát triển của Dân ca Quan họ, lịch sử ra đời của Nhã nhạc cung đình Huế, lịch sử của Hoàng thành Thăng Long,….Qua mỗi đợt tham quan, tìm hiểu một số di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, chúng ta càng thấy rõ Sử học có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đôi với cộng đồng. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên Kết quả thảo luận theo nhóm: Đính kèm bảng phía dưới hoạt động |
-----------------------Còn tiếp--------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác