Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 12.1, video clip về trống đồng Ngọc Lũ và giới thiệu cho HS:
+ Trống đồng Ngọc Lũ (cách ngày nay khoảng 2.000 - 2.500 năm) thuộc sưu tập trống đồng Đông Sơn - đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á, là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.
+ Trống đồng Ngọc Lũ có patin màu xanh ngả xám, đường kính mặt 79,3cm, cao 63cm, nặng 86kg, thuộc loại kích thước lớn. Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống, gồm có người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.
+ Trống đồng Ngọc Lũ được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012.
https://www.youtube.com/watch?v=uY5pJqzD5y8
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ – một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, video về trống đồng Ngọc Lũ để cảm nhận về một trog những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày một vài cảm nhận về một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bươc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm 1893, trong một lần đắp đê, người dân đã phát hiện ra một chiếc trống đồng và đưa về thờ tại đình làng Ngọc Lũ (Hà Nam). Hiện nay trống đồng Ngọc Lũ được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc nền văn hoá Đông Sơn, là một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Vậy, cơ sở hình thành và những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là gì ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở hình thành
- Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có những tên gọi nào khác?
- Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên những cơ sở nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1.1, kết hợp quan sát Lược đồ 12 và mục Em có biết SGK tr.83, 84, cho biết: + Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có những tên gọi khac nào? + Nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV hướng dẫn HS khai thác Lược đồ 12: để thấy được văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồn, sông Mã, sông Cả. Nơi đây, người Việt cổ đã sớm định cư và là chủ nhân của văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS so sánh về vai trò của sông Nin đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập, vai trò của sông Hằng đối với sự hình thành nền văn minh Ấn Độ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin, hình ảnh mục 1.1 để tìm hiểu về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận và cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát các hình 12.2, 12.3 và trả lời câu hỏi: Nêu cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV hướng dẫn HS khai thác hình 12.2, 12.3 để thấy được chính sự phát triển về kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa tầng lớp trong xã hội. Đây là một trong những cơ sở góp phần hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và khai thác tư liệu, hình ảnh SGK tr.84 để tìm hiểu về cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về cơ sở hình thành Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có tên gọi là Văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, ra đời vào khoảng TK VII TCN, gắn liền với sự phát triển của Văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. a) Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lí: + Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay). + Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay; phía đông giáp biển. à Thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác. - Hệ thống sông: sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ. à Cư dân sớm định cư sinh sống trong các xóm làng. - Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. à Thuận lợi để cư dân đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng. - Tài nguyên khoáng sản: như sắt, đồng, chì, thiếc,… à Cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
b) Cơ sở xã hội - Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: + Quý tộc: những người giàu, có thế lực. + Nông dân tự do: sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư. + Nô tì: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc. - Hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ: + Cư dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm. + Đắp đê, trị thủy. + Khai hoang mở rộng địa bàn cư trú.
|
---------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác